Cấu thành vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 70 - 71)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 5.1 Hành vi hợp pháp

5.2.3. Cấu thành vi phạm pháp luật

Khoa học pháp lý đưa ra mô hình chung của vi phạm pháp luật gọi là Cấu thành

vi phạm pháp luật. Trên cơ sở đó mà các chủ thể thi hành và áp dụng pháp luật vận

dụng để xác định, đánh giá một cách toàn diện về vi phạm pháp luật.

Cấu thành vi phạm pháp luật gồm 04 yếu tố sau:

+ Chủ thể của vi phạm pháp luật: là những tổ chức, cá nhân có đủ năng lực

hành vi và năng lực pháp luật. Đối với con người thì phải đạt đến một độ tuổi nhất định với sự phát triển về lý trí và ý chí

+ Khách thể của vi phạm pháp luật: chính là quan hệ xã hội được pháp luật

bảo vệ và bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới, gây ra những thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại.

Ví dụ: A trộm cắp xe môtô của A, khách thể ở đây là quyền sở hữu tài sản của B

+ Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: là mặt bên ngoài của vi phạm pháp

luật, thể hiện ở hành vi, cách thức, công cụ, phương tiện thực hiện vi phạm, hậu quả của vi phạm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả do hành vi đó gây ra, thời gian, địa điểm…

+ Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: là mặt bên trong phản ánh ý chí, nhận

thức chủ quan của chủ thể vi phạm. Mặt chủ quan bao gồm lỗi, động cơ, mục đích. - Lỗi thể hiện dưới hai dạng: Lỗi cố ý và Lỗi vô ý

* Lỗi cố ý được chia thành 02 loại: cố ý trực tiếpcố ý gián tiếp

- Lỗi cố ý trực tiếp là: chủ thể nhận thức được hành vi của mình là vi phạm, thấy

trước được hậu quả thiệt hại và mong muốn thực hiện hành vi vi phạm. Ví dụ: một công nhân trộm cắp tài sản của công ty.

- Lỗi cố ý gián tiếp là: chủ thể nhận thức được hành vi của mình là vi phạm, thấy trước được hậu quả thiệt hại tuy không mong muốn thực hiện hành vi vi phạm nhưng có ý bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Ví dụ: một người muốn giết A nên bỏ thuốc độc ly nước nước uống để trên bàn nhưng A không uống mà B (bạn của A) uống nhầm nên bị chết.

* Lỗi vô ý được chia thành 02 loại: vô ý cẩu thảvô ý quá tin

- Vô ý cẩu thả là : chủ thể vi phạm do cẩu thả mà không thấy trước hậu quả thiệt

hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể thấy trước và buộc phải thấy trước. Ví dụ: một người điều khiển xe mô tô không để ý đến làn đường nên chạy lấn đường trái phép gây tai nạn cho người khác

- Vô ý do quá tin: chủ thể vi phạm thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành

vi của mình gây ra, nhưng hy vọng và tin tưởng điều ấy không xảy ra. Ví dụ: một người điều khiển xe ô tô chạy lùi làm đổ tường của nhà bên cạnh.

* Động cơ là yếu tố bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ: A ghen tức B nên tìm cách bịa đặt nói xấu B, động cơ ở đây là ghen tức

* Mục đích là kết quả chủ thể mong muốn đạt được. Ví dụ: chiếm đoạt được tiền, làm cho tổ chức suy giảm uy tín...

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)