Quá trình áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 76 - 77)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 5.1 Hành vi hợp pháp

6.3.4. Quá trình áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật được thực hiện qua các bước sau:

+ Phân tích những tình tiết thực tế khách quan của vụ việc và các đặc trưng pháp lý của nó theo đúng quy luật lôgic sự việc(bản chất, tính đồng nhất, quan hệ nhân quả, nguyên nhân, điều kiện tác động…): Công việc này thường được thực hiện bằng các biện pháp điều tra, xác minh thu thập thông tin về vụ việc cần đánh giá. dụ: để khởi tố một vụ án, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phải điều tra, xác minh thu thập các thông tin để khẳng định có tội phạm xảy ra không?

+ Lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng để áp dụng giải quyết vụ việc: Phải xác định vụ việc đó thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật nào và của quy phạm pháp luật cụ thể nào. Ví dụ: để giải quyết một vụ tranh chấp hợp đồng dân sự thì thẩm phán phải xem hợp đồng đó thuộc loại nào và được điều luật cụ thể nào trong Bộ luật dân sự quy định để viện dẫn khi áp dụng.

+ Làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung của quy phạm pháp luật đưa ra áp dụng:

phải hiểu và giải thích được giá trị về mặt nội dung, tư tưởng của điều khoản luật qua từng câu chữ, kết cấu ngôn ngữ của toàn bộ lời văn của điều luật cần vận dụng. Hoạt động này nhằm tránh sự vận dụng sai trong áp dụng pháp luật và tránh sự chủ quan, tùy tiện. Bởi nếu xảy ra tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật cũng như các yêu cầu chung đối với hoạt động áp dụng pháp luật, dẫn đến xâm hại lợi ích của người bị áp dụng hoặc lợi ích chung của xã hội.

+ Ra văn bản áp dụng pháp luật: đây là giai đoạn quan trọng nhất, là việc đưa ra phán quyết cuối cùng có hiệu lực bắt buộc đối với người bị áp dụng. Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, tên gọi và thể thức văn bản đã quy định. Nội dung phải đầy đủ, rõ ràng, minh bạch. Căn cứ pháp lý phải chính xác đến từng điều khoản.

Ví dụ: khi Tòa án ra bản án xét xử một người phạm tội, Bản án của Tòa án phải đảm bảo rõ ràng về mặt nội dung vụ án, phải trình bày rõ hành vi phạm tội, cách thức gây án, tính chất và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, căn cứ vào điều khoản nào của Bộ luật hình sự để kết tội và áp dụng mức hình phạt cụ thể.

+ Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật: là việc thực hiện văn bản áp dụng pháp luật trên thực tiễn. Ví dụ: thi hành quyết định xử phạt hành chính phạt tiền;

cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép…Đồng thời với quá trình này là hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành quyết định áp dụng pháp luật để đảm bảo cho văn bản áp dụng pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống.

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)