Tài sản và quyền sở hữu tài sản: 1 Khái niệm tài sản

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 89 - 90)

III. Luật dân sự và tố tụng dân sự I Luật dân sự

2. Một số nội dung cơ bản

2.1. Tài sản và quyền sở hữu tài sản: 1 Khái niệm tài sản

2.1.1 Khái niệm tài sản

Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

Vật dùng để chỉ những gì tồn tại ở trạng thái vật chất trong thế giới khách quan. Vật là loại tài sản tồn tại hữu hình, có thể nhận biết được bằng các giác quan. Nhưng vật hữu hình chỉ được coi là tài sản nếu nó có thể được sở hữu. Giá trị của vật mang chỉ mang tính tương đối, và không nhất thiết lúc nào cũng phải có giá trị. Một vật có thể có giá trị nhất định với người này nhưng hoàn toàn không có giá trị với người khác.

Tiền bản chất là một vật có giá trị mang tính quy ước, dùng làm phương tiện để thanh toán, có ý nghĩa để đơn giản hoá quá trình trao đổi hàng hoá trong lưu thông dân sự và thương mại.

Giấy tờ có giá là những vật có giá trị quy ước nhưng không được sử dụng như tiền. Giấy tờ có giá có thể dễ dàng được định giá và chuyển hoá thành tiền như: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, séc, thư bảo lãnh của ngân hàng… những loại giấy tờ sở hữu tài sản, quyền sử dụng tài sản (như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) không phải là một loại giấy tờ có giá như nhiều người thường nhầm tưởng.

Quyền tài sản trong Bộ Luật dân sự Việt Nam là một loại tài sản, gần như được xây dựng là một khái niệm đối lập với vật trong hệ thống phân loại tài sản. Nếu như vật là cái hữu hình, thì quyền tài sản được hiểu là các vật vô hình.

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)