hệ xã hội để buộc các quan hệ xã hội đó phải vận động theo hướng mà Nhà nước đã định trước. Mỗi ngành luật có phương pháp điều chỉnh riêng. Có hai phương pháp điều chỉnh chủ yếu là: phương pháp bình đẳng-thoả thuận và quyền uy-
phục tùng. Tuỳ thuộc vào tính chất của các quan hệ xã hội mà mỗi ngành luật có thể sử dụng một phương pháp hoặc phối hợp cả hai phương pháp này.
+ Phƣơng pháp bình đẳng - thoả thuận: Đặc trưng của phương pháp này là Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp luật mà chỉ định ra khuôn khổ để các bên tham gia quan hệ pháp luật có thể thỏa thuận với nhau và trong khuôn khổ đó, các bên tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Bình đẳng - thỏa thuận là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của một số ngành luật như: Luật dân sự, hôn nhân gia đình, lao động.
+ Phƣơng pháp quyền uy -phục tùng: đặc trưng của phương pháp này là một bên trong quan hệ pháp luật có quyền ra mệnh lệnh, còn bên kia phải phục tùng. Đây là phương pháp điều chỉnh đặc thù của một số ngành luật như: Hình sự, hành chính. Chẳng hạn như một bên trong quan hệ pháp luật Hình sự là Nhà nước sẽ sử dụng quyền lực của mình để buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm về tội phạm mà mình đã gây ra thông qua việc áp dụng hệ thống hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự.
3.4. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 3.4.1. Khái niệm 3.4.1. Khái niệm
- Văn bản quy phạm pháp luật là một trong ba hình thức pháp luật cơ bản và là hình thức pháp luật chính thức được sử dụng ở Việt Nam. Tuy trên thực tế, ngoài các văn bản quy phạm pháp luật người ta có thể sử dụng, tham khảo thêm một số loại văn bản khác từ các cơ quan nhà nước như các loại công văn, hướng dẫn, văn bản của Đảng, văn bản của các tổ chức chính trị - xã hội… nhưng về nguyên tắc thì chỉ có các văn bản quy phạm pháp luật mới là nguồn chính thống trong việc thực hiện pháp luật.
- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định. Trong đó có quy tắc xử sự bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Một văn bản để được xem là văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng đủ các đặc điểm sau:
- Văn bản đó do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức được quy định trong Luật (Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hoặc Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân)
- Văn bản chứa đựng quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung được áp dụng nhiều lần đối với nhiều chủ thể(cá nhân, tổ chức, hộ gia đình…) trong xã hội;
- Văn bản được nhà nước đảm bảo thực hiện. Ở đây Nhà nước sẽ có nhiều biện pháp để văn bản phát huy hiệu lực trong cuộc sống. Đó có thể là biện pháp mang tính cưỡng chế, nhưng cũng có thể là các biện pháp khác mang tính hỗ trợ, tuyên truyền tạo điều kiện cho văn bản quy phạm pháp luật được xã hội tự giác thực hiện.
3.4.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam