Nội dung quyền sở hữu

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 90)

III. Luật dân sự và tố tụng dân sự I Luật dân sự

2.1.2.Nội dung quyền sở hữu

2. Một số nội dung cơ bản

2.1.2.Nội dung quyền sở hữu

Quyền sở hữu là quyền của chủ thể được thực hiện đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Nội hàm của quyền sở hữu bao gồm ba nhánh quyền năng sau:

Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Quyền chiếm hữu chỉ ra khả

năng kiểm soát và chiếm giữ tài sản trên thực tế của chủ sở hữu.

Quyền sử dụng: là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài snhững lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cản.

Quyền định đoạt: là quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc từ bỏ quyền sở hữu

đó.

Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu:

Chủ sở hữu là chủ thể có đầy đủ ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt với tài sản thuộc sở hữu của mình. Chủ sở hữu có thể uỷ quyền cho chủ thể khác thay mình thực hiện một hoặc cả ba quyền năng của quyền sở hữu. Những chủ thể được uỷ quyền chỉ được thực hiện quyền đối với tài sản trong phạm vi uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm với chủ sở hữu về quá trình thay chủ sở hữu để thực hiện các quyền năng đó.

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước hoặc chủ thể khác.

Quyền sở hữu hợp pháp được pháp luật công nhận và bảo vệ. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt quyền sở hữu của mình đối với tài sản. Chủ sở hữu bị xâm phạm quyền lợi hợp pháp của mình có quyền tự bảo vệ, ngăn cản người khác có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp khi cần thiết.

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 90)