Cá nhân: công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch.

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 63 - 68)

- Trong nhóm chủ thể là cá nhân thì công dân là chủ thể phổ biến và chủ yếu của các quan hệ pháp luật. Công dân có thể tham gia vào hầu hết các quan hệ pháp luật mà Nhà nước quy định, trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào các quan hệ này, được Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp khi bị người khác xâm phạm.

- Người nước ngoài và người không có quốc tịch khi tham gia vào các quan hệ pháp luật ở Việt Nam thì năng lực chủ thể của họ bị hạn chế hơn so với công dân nước sở tại. Các chủ thể này bị pháp luật hạn chế bằng cách không cho hoặc giới hạn phạm vi khi tham gia vào một số quan hệ cụ thể.

- Ví dụ: người nước ngoài sinh sống làm việc lâu dài ở Việt Nam, tại một thời điểm chỉ được sở hữu một căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại để phục vụ cho sinh hoạt của bản thân và gia đình, trong khi chủ thể là công dân Việt Nam thì lại không bị giới hạn về số lượng và loại nhà khi có nhu cầu sở hữu.

- Tổ chức:

Nếu như các cá nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với tính chất là những thực thể tự nhiên (còn gọi là thể nhân), thì tổ chức tồn tại trong xã hội

như là những thực thể nhân tạo do Nhà nước tạo ra. Tuỳ thuộc vào hình thức tồn tại, năng lực chủ thể được tham gia vào những quan hệ xã hội nào mà các tổ chức được chia thành nhiều loại. Cơ bản nhất là chia tổ chức thành pháp nhân và tổ chức không phải pháp nhân.

Cũng như các thể nhân, pháp nhân tồn tại là do Nhà nước xác lập hoặc thừa nhận nên nó cũng mang quốc tịch của một quốc gia nhất định. Nếu phải hoạt động ở ngoài lãnh thổ quốc gia mà mình mang quốc tịch thì được xem là pháp nhân nước ngoài. Pháp nhân nước ngoài luôn bị hạn chế về năng lực chủ thể hơn so với các pháp nhân trong nước.

Năng lực chủ thể của pháp nhân ở mỗi quốc gia là khác nhau. Tuỳ thuộc vào quy định pháp luật mỗi nước mà pháp nhân có thể không được tham gia vào một số loại quan hệ pháp luật. Như ở nước ta, pháp nhân không thể là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự, hôn nhân gia đình. Nhưng cũng có nhiều nước vẫn quy định và buộc pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự khi có vi phạm.

Năng lực pháp luật của pháp nhân: phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập hoặc được cấp giấy phép và chấm dứt tại thời điểm chấm dứt pháp nhân. Năng lực hành vi của pháp nhân: thường phát sinh và chấm dứt cùng thời điểm với năng lực pháp luật của pháp nhân.

Trong khoa học pháp lý, pháp nhân được chia thành pháp nhân công quyền và pháp nhân kinh tế - xã hội. Pháp nhân công quyền bao gồm các đơn vị vũ trang, cơ quan nhà nước được sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội. Trong đó, Nhà nước nói chung cũng là một pháp nhân công quyền đặc biệt. Sự đặc biệt đó thể hiện ở chỗ Nhà nước là chủ thể duy nhất nắm toàn bộ quyền lực chính trị trong xã hội và cũng là chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội. Nhà nước tham gia vào hầu hết các quan hệ trong xã hội, trong đó chủ động trong một số các quan hệ pháp luật như thuế, hành chính, hình sự … trong các mối quan hệ này, Nhà nước dùng ưu thế vốn có của mình là quyền lực chính trị để cưỡng chế chủ thể còn lại phải làm theo ý chí của nhà nước.

Các pháp nhân kinh tế - xã hội thì chỉ tham gia vào những quan hệ xã hội nhất định theo quy định pháp luật. Các pháp nhân này chủ yếu chỉ thực hiện chức năng trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, trong quá trình hoạt động nó hoàn toàn không được sử dụng quyền lực nhà nước. Ví dụ: các tổ chức kinh tế là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức xã hội phi chính phủ, quỹ xã hội, quỹ từ thiện …

Trong lĩnh vực dân sự còn có sự tham gia của hai chủ thể đặc biệt là hộ gia đình và tổ hợp tác. Hộ gia đình là chủ thể pháp luật dân sự khi các thành viên trong hộ có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ hợp tác.

4.3. Nội dung quan hệ pháp luật

Nội dung quan hệ pháp luật là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật, được nhà nước xác lập và bảo đảm thực hiện.

4.3.1 Quyền pháp lý của chủ thể

Quyền pháp lý là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể tiến hành. Quyền chủ thể tồn tại ở dạng khả năng, tức là chủ thể có thể lựa chọn cách thức xử xự thực hiện hoặc không thực hiện một số việc mà pháp luật cho phép. Quyền chủ thể biểu hiện dưới các hình thức sau:

- Khả năng của chủ thể xử xự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép;

Ví dụ: công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật (điều 57, Hiến pháp 1992). Như vậy, pháp luật đã tạo cho công dân của mình quyền được kinh doanh, còn chuyện mỗi người dân có kinh doanh hay không hoặc kinh doanh theo hình thức nào là sự lựa chọn của chính họ.

- Khả năng yêu cầu các chủ thể có liên quan thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ hoặc yêu cầu họ chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể có quyền;

- Chủ thể có quyền được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán nhà ở. A đã thanh toán đầy đủ tiền mua nhà nhưng bên B vẫn không giao nhà, bên B đã vi phạm nghĩa vụ xâm phạm đến quyền hợp pháp của bên A. Bên A có quyền yêu cầu bên B giao nhà (tức là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ) hoặc có quyền khởi kiện ra Toà án để buộc bên B giao nhà (yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình).

Quyền pháp lý của chủ thể mang tính giới hạn, tuy được pháp luật thừa nhận nhưng cũng bị ràng buộc bởi luật pháp. Nghĩa là mọi tổ chức, công dân thực hiện quyền chủ thể không phải được phép làm tất cả những gì họ muốn, mà chỉ được phép làm những gì pháp luật qui định và không cấm.

4.3.2 Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể

Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể được biểu hiện dưới các hình thức sau:

- Chủ thể phải thực hiện một số hành động nhất định:

Ví dụ: trong quan hệ mua bán hàng hoá, bên bán hàng phải thực hiện việc giao hàng cho bên mua, bên mua phải thực hiện việc thanh toán cho bên bán.

- Chủ thể phải kiềm chế, không thực hiện một số hành động nhất định:

Ví dụ: Khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người điều khiển không được chở hàng quá tải, quá khổ, chở quá số người qui định.

- Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với những quy định của pháp luật.

Ví dụ: gây thương tích cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường tuỳ mức độ thiệt hại đã gây ra.

Trong một quan hệ pháp luật quyền và nghĩa vụ pháp lý luôn có mối quan hệ tương ứng với nhau. Quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Ví dụ: trong quan hệ mua bán hàng hóa giữa A(bên Bán) và B(bên Mua), A có quyền được nhận tiền và tương ứng là nghĩa vụ phải trả tiền của B, B có quyền nhận hàng và tương ứng là nghĩa vụ phải giao hàng của A.

Một số quyền và nghĩa vụ pháp lý chủ thể có thể chuyển giao cho chủ thể khác thông qua các giao dịch hoặc do thừa kế như quyền tác giả, quyền đòi nợ, nghĩa vụ thanh toán nợ… Nhưng cũng có một số quyền và nghĩa vụ pháp luật không cho phép chuyển giao, việc thực hiện nó phải do chính các chủ thể có quyền và nghĩa vụ thực hiện, ví dụ: quyền kết hôn, ly hôn, thay đổi họ tên, quốc tịch …

4.3.3 Khách thể quan hệ pháp luật

Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích vật chất, tinh thần hoặc những lợi ích xã hội khác mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia quan hệ pháp luật. Khách thể là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.

Ví dụ: Trong quan hệ pháp luật về quyền sở hữu, khách thể là những lợi ích mà tài sản có thể mang lại cho chủ sở hữu.

Khách thể của quan hệ pháp luật là một phạm trù có tính trừu tượng. Không phải bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào mà chủ thể mong muốn đạt được cũng đều có thể là khách thể của quan hệ pháp luật. Nhà nước vì lợi ích chung của cộng đồng sẽ quy định rõ một số lợi ích hoặc tinh thần bị cấm thủ đắc dưới mọi hình thức. Ví dụ: mua bán ma tuý, vũ khí quân dụng, nội tạng con người …

4.4. Sự phát sinh, thay đổi của QHPL

Quan hệ pháp luật phát sinh hay thay đổi là do có sự kiện pháp lý. Sự kiện pháp lý là những tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống làm xuất hiện hay thay đổi quan hệ pháp luật.

Sự kiện pháp lý được coi là cầu nối giữa quy phạm pháp luật với quan hệ pháp luật. Một sự kiện thực tế chỉ trở thành sự kiện pháp lý khi pháp luật có quy định về điều đó.

Ví dụ: sự kiện một người chết đi có thể làm phát sinh quan hệ pháp luật về thừa kế giữa những người được quyền hưởng di sản; Có thể làm chấm dứt quan hệ hôn nhân (với một bên vợ hoặc chồng của người chết).

Một sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật, nhưng cũng có những trường hợp đòi hỏi phải có một tập hợp các sự kiện pháp lý mới tác động được đến quan hệ pháp luật.

* Phân loại sự kiện pháp lý

Có nhiều tiêu chí để phân loại sự kiện pháp lý. Dựa trên tiêu chuẩn ý chí mà chia sự kiện pháp lý thành:

- Sự biến: là những sự kiện tự nhiên, mà trong một số trường hợp nhất định pháp luật gắn sự xuất hiện của chúng với sự thành quyền và nghĩa vụ chủ thể.

Ví dụ: gió lớn làm rơi chậu hoa trên tầng lầu của một nhà làm bị thương người đi đường bên dưới, sự kiện này làm phát sinh quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại giữa chủ nhà và người đi đường bị thương.

- Hành vi: là hành động của con người.

Ví dụ: ông A ký hợp đồng lao động với Công ty TNHH ABC, hành động này làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động giữa người lao động(ông A0 và bân sử dụng lao động(Công ty TNHH ABC)

CHƢƠNG 5

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 63 - 68)