Áp dụng pháp luật tƣơng tự 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 78 - 79)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 5.1 Hành vi hợp pháp

6.4. Áp dụng pháp luật tƣơng tự 1 Khái niệm

6.4.1. Khái niệm

Áp dụng pháp luật tương tự chính là áp dụng những quy phạm, những nguyên tắc pháp luật và ý thức pháp luật để giải quyết một vụ việc tương tự mà chưa có quy phạm, nguyên tắc pháp luật tương ứng điều chỉnh.

Do thuộc tính pháp luật là tương đối ổn định, cho nên trong thực tiễn có những vấn đề mới phát sinh mà chưa có luật điều chỉnh hoặc không thể ban hành kịp thời văn bản thì buộc Nhà nước cần phải có cách thức tác động xử lý vấn đề ấy. Mặt khác, dù có cố gắng đến mấy thì cũng nhà nước cũng không thể quy định hết được mọi vấn đề cần điều chỉnh bằng pháp luật. Đó là chưa kể việc xây dựng pháp luật có khi còn tạo ra những sơ hở, thiếu sót.

Chúng ta biết rằng phần đa các quan hệ xã hội bị xâm hại đến là những quan hệ xã hội trước đó đã được bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật của các ngành luật khác. Trong quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn cố gắng bám sát đời sống thực tiễn để phát hiện kịp thời đòi hỏi của đời sống về nhu cầu cần bảo vệ một quan hệ xã hội nào đó bằng pháp luật. Mặt khác, do pháp luật là một phạm trù thuộc về ý thức xã hội nên mang một đặc điểm của ý thức xã hội: tính lạc hậu, biến đổi chậm hơn hiện

thực đời sống khách quan. Vì vậy, pháp luật dù có hoàn thiện đến mấy cũng khó tránh

luật tương tự được đặt ra để bảo vệ trật tự pháp luật, các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của công dân.

Thực hiện nguyên tắc áp dụng pháp luật tương tự trong những chừng mực cần thiết chúng ta sẽ khắc phục được những sơ hở thiếu sót của pháp luật. Bởi vì trên thực tế tùy theo từng hoàn cảnh lịch sử hay các biến đổi xã hội, sẽ có những lợi ích dù chưa được ngành luật nào điều chỉnh nhưng vẫn có thể bị xâm hại. Trước vấn đề cấp thiết ấy Nhà nước không vì chưa kịp xác lập cơ chế bảo vệ quan hệ xã hội đó mà phải “bó tay” đứng nhìn được. Vì vậy, để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, pháp luật nhất thiết phải ra tay.

Ví dụ: ở Việt Nam, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, áp dụng pháp luật tương tự đã được đặt ra thể hiện trong Sắc lệnh số 133SL ngày 20/01/1953 trừng trị những tội xâm phạm đến an toàn nhà nước, đối nội và đối ngoại quy định

Kẻ nào phạm tội phản quốc khác mà chưa quy định trong Sắc lệnh này sẽ chiếu theo

tội tương tự mà xét xử”. Việc áp dụng pháp luật tương tự đã phát huy hiệu quả về yêu

cầu bảo vệ cách mạng, bảo vệ lợi ích của nhà nước và của nhân dân, góp phần mang lại thắng lợi cho cuộc kháng chiến của dân tộc.

Nguyên tắc áp dụng pháp luật tương tự là một sản phẩm có tính lịch sử và chỉ phát huy hiệu quả trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Cùng với thắng lợi của cuộc đấu tranh cách mạng lập nên chế độ mới, chúng ta đã có đầy đủ điều kiện để chủ động nghiên cứu xây dựng và áp dụng pháp luật theo những tiêu chuẩn của một nhà nước dân chủ, tiến bộ và tiến tới hạn chế nguyên tắc áp dụng pháp luật tương tự. Tuy nhiên dù muốn dù không thì pháp luật vẫn không thể nào theo kịp được các biến đổi của đời sống, cho nên áp dụng pháp luật tương tự vẫn được vận dụng trong những tình huống, hoàn cảnh nhất định của đời sống. Yêu cầu có tính khách quan này được phản ánh trong Bộ luật dân sự 2005, tại Điều 3 của bộ luật quy định: Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.

Một phần của tài liệu khái quát chung về pháp luật đại cương (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)