C chuẩn thêm vào
3.1.2. Quang phổ hồng ngoạ
3.1.2.1. Mở đầu
Phổ hồng ngoại là ph−ơng pháp đo sự hấp thụ bức xạ hồng ngoại (IR) khi nó đi qua một lớp chất cần thử, ở các số sóng khác nhau.
Vùng bức xạ hồng ngoại sử dụng trong các máy quang phổ IR thông th−ờng là 600-4000cm-1.
Các máy hiện nay có thể mở rộng vùng bức xạ (100-10.000cm-1).
Trong phân tử khi có nhóm nguyên tử nào đó hấp thụ năng l−ợng và thay đổi trạng thái dao động thì tạo nên một dải hấp thụ trên phổ IR.
Có mối t−ơng quan giữa nhóm nguyên tử và dải hấp thụ nên có thể dựa vào sự có mặt của dải hấp thụ để nhận biết một nhóm chức nào đó.
Nhiều nhóm chức có các dải phổ hấp thụ đặc tr−ng. Đây là cơ sở của việc phân tích cấu trúc bằng IR (bảng 3.3.).
Việc xác định đ−ợc sự có mặt của các nhóm chức trong phân tử giúp chúng ta có thể sử dụng phổ IR để định tính một chất.
Trong kiểm nghiệm thuốc hầu hết các d−ợc điển chủ yếu chỉ sử dụng IR vào việc định tính, ít đ−ợc dùng trong định l−ợng.
Bảng 3.3.Một số pic hấp thụ hồng ngoại đặc tr−ng Pic hấp thụ Nhóm chức Số sóng (cm-1) B−ớc sóng àm O-H Mạch thẳng, vòng thơm 3600-3000 2,8-3,3 NH2 Bậc hai và bậc ba 3600-3100 2,8-3,2 C-H Thơm 3150-3000 3,2-3,3 C-H Mạch thẳng 3000-2850 3,3-3,5 C≡N Nitril 2400-2200 4,2-4,6 C≡C- Alkyn 2260-2100 4,4-4,8 COOR Ester 1750-1700 5,7-5,9
COOH Acid carboxylic 1740-1670 5,7-6,0 C=O Aldehyd và ceton 1740-1660 5,7-6,0
CONH2 Amid 1720-1640 5,8-6,1
C=C- Alken 1670-1610 6,0-6,2
Ar-O-R Thơm 1300-1180 7,7-8,5 R-O-R Mạch thẳng 1160-1060 8,6-9,4
3.1.2.2. Máy
Máy quang phổ ghi phổ trong vùng hồng ngoại bao gồm một hệ quang học có khả năng cung cấp ánh sáng đơn sắc trong giải phổ từ 4000cm-1 đến 670 cm-1 (2,5àm-15àm) hoặc trong một vài tr−ờng hợp tới 200cm-1 (50àm) và một ph−ơng tiện đo tỷ số giữa c−ờng độ ánh sáng truyền qua và ánh sáng tới.