Đặc điểm của FDI

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng .doc (Trang 25 - 26)

- FDI là dự án mang tính chất lâu dài. Đây là đặc điểm phân biệt giữa đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp thường là các dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việc mua bán chứng khoán ( cổ phiếu, trái phiếu ). Trong khi đó, đầu tư trực tiếp là dự án hình thành và triển khai trong một thời gian dài. FDI gắn liền với việc xây dựng các cơ sở, chi nhánh sản xuất, kinh doanh tại nước tiếp nhận đầu tư. Nói cách khác, vốn trong FDI có tính chất “ bén rễ” ở nước sở tại nên không thể rút đi trong một thời gian ngắn.

- FDI có sự tham gia quản lý của nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt giữa hai hình thức đầu tư. Trong khi đầu tư gián tiếp không cần sự tham gia quản lý doanh nghiệp, các khoản thu nhập chủ yếu là các cổ tức từ việc mua bán chứng khoán tại các doanh nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư, ngược lại, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có quyền tham gia họat động quản lý trong các doanh nghiệp FDI. Tuy vậy, quyền quản lý này phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án. Nếu doanh nghiệp có 100% vốn góp nước ngoài thì doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và do họ sở hữu toàn bộ.

- Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên theo tỷ lệ vốn góp vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần nếu có.

- Tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào vốn pháp định của dự án đạt mức tối thiểu theo Luật đầu tư của từng nước quy định. Ví dụ, ở Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, ở một số nước khác là 20- 25%, các nước kinh tế thị trường ở phương Tấy quy

định chung tỷ lệ này là trên 10%, ở Việt Nam là 30%. Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2001của UNCTAD: “ Hoạt động đầu tư được gọi là FDI khi nước này sở hữu từ 10% vốn trở lên của một doanh nghiệp ở nước khác.”

- Đi kèm với dự án FDI là 3 yếu tố: hoạt động thương mại ( xuất nhập khẩu ), chuyển giao công nghệ, di chuyển lao động quốc tế.Trong đó di chuyển lao động quốc tế góp phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI.

- FDI là hình thức kéo dài “ Chu kì tuổi thọ sản xuất”, “ chu kì tuổi thọ kĩ thuật” và “ Nội bộ hoá di chuyển kĩ thuật”. Trên thực tế, nhất là trong nền kinh tế hiện đại có một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất, kinh doanh đã buộc nhiều nhà sản xuất phải lựa chọn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như là một sự lựa chọn cho sự tồn tại và phát triển của mình. Ngoài ra, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền công nghệ lậu hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm

- FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư, bên kia là nước tiếp nhận đầu tư.

- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI của mỗi quốc gia thể hiện chính sách mở cửa và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư.

- FDI thuờng được thực hiện thông qua xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động, mua cổ phiếu để thôn tính, sáp nhập các doanh nghiệp với nhau.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng .doc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w