Nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án FDI đã triển khai

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng .doc (Trang 94 - 95)

- 2010

3.2.2.8Nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án FDI đã triển khai

Trên cơ sở những đánh giá về thực trạng tác động của FDI đối với kinh tế xã hội của thành phố, cần phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Nội dung của giải pháp tập trung vào hai nhóm giải pháp sau:

a. Nâng cao hiệu quả tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế

- Đối với lĩnh vực công nghiệp:

Tập trung và sử dụng có hiệu quả vốn FDI vào những ngành công nghiệp sản xuất có khả năng phát huy những lợi thế cạnh tranh của Hải Phòng trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.

Tập trung và sử dụng có hiệu quả vốn FDI trong những lĩnh vực công nghiệp nặng như sản xuất thép, vật liệu xây dựng, ôtô…

Tập trung và sử dụng có hiệu quả vốn FDI trong những lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, điện tử, tự động hóa và sản xuất vật liệu mới.

Tập trung và sử dụng vốn FDI trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ.

- Đối với lĩnh vực dịch vụ: trong thời gian tới cần tập trung thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI vào phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch, dịch vụ tin học, chuyển giao công nghệ. Trong đó chú ý đến các dự án xây dựng tổ hợp du lịch, khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái.

- Đối với lĩnh vực nông nghiệp: Tập trung vào lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy hải sản; khuyến khích các dự án công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp, các dự án dịch vụ nông thôn.

b. Nâng cao hiệu quả tác động của FDI đối với các vấn đề xã hội như tiến bộ xã hội, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm các biện pháp cụ thể như:

- Về giải quyết các vấn đề thất nghiệp, tiếp tục khuyến khích thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI trong các ngành, lĩnh vực có sử dụng nhiều lao động như may mặc, công nghiệp chế biến thực phẩm, da giầy…

- Tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI vào những địa bàn có lợi thế như khu vực Thủy Nguyên, các cụm công nghiệp phía gần quốc lộ I nhằm phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo liên kết phát triển các vùng trên cơ sở phát huy thế mạnh về nguyên liệu, lao động và các nguồn lực khác; có chính sách ưu đãi hơn để khuyến khích FDI vào các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển giữa khu vực nội thành và các vùng ngoại thành, huyện đảo xa xôi của thành phố.

- Giải quyết vấn đề tranh chấp lao động, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Sở Lao động thương binh xã hội Hải Phòng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vi phạm lao động tại các doanh nghiệp FDI; có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm hợp đồng lao động, nhằm giải quyết tốt mối quan hệ lao động giữa nhà đầu tư nước ngoài và người lao động; giảm đến mức thấp nhất các vụ đình công, gây tổn thất về kinh tế và mất trật tự an toàn xã hội.

- Về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của Sở Tài nguyên môi trường Hải Phòng và các sở ban ngành có liên quan trong các doanh nghiệp FDI đối với quy trình xử lý chất thải, yêu cầu các doanh nghiệp FDI trước khi thành lập phải nêu các phương án, biện pháp khắc phục chất thải ra môi trường bên ngoài và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tăng cường công tác kiểm tra của cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị, dây truyền công nghệ, nhằm tránh việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị, dây truyền công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng đến môi trường; trong thời gian tới cần kiến nghị vơi Chính phủ nhằm đưa ra các chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng .doc (Trang 94 - 95)