Đôn gÁ và Đông Na mÁ đang trở thành khu vực thu hút nhà đầu tư nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng .doc (Trang 33 - 35)

chủ yếu dưới dạng tín dụng dài hạn và trung hạn. Dòng vốn này có tỷ lệ không lớn chủ yếu được lưu chuyển giữa các nước ASEAN, hoặc giữa Trung Quốc và các nước ASEAN hoặc giữa các nước châu Mỹ La Tinh với nhau…

Hiện nay, Mỹ là nước cung cấp FDI quan trọng nhất trên thế giới, sau đó là Anh, Đức và Trung Quốc. Điều đang quan tâm là không chỉ có Trung Quốc mà nhiều nước đang phát triển khác như Nam Phi, Ấn Độ, Brazil, Malaixia và Hàn Quốc cũng nằm trong danh sách 15 nước đứng đầu. Xu hướng này được giải thích như sau:

Thứ nhất, là sự mở cửa tương đối nhanh của những thị trường lớn trong cùng một khu vực địa lý ( Trung Quốc và các nước ASEAN…) đã tạo sức hút với công nghệ trung bình sẵn có của các nước NICs.

Thứ hai, là do các nước ASEAN tụt hậu về công nghệ so với các nước NICs, là điều kiện thuận lợi cho các nước NICs đầu tư vào các nước này dưới hình thức chuyển giao công nghệ.

Thứ ba, là do lỗ hổng cơ cấu trong nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển tạo ra một bộ phận dân cư thu nhập thấp và một số vùng phát triển chậm đã không phù hợp và không hấp dẫn nhà đầu tư lớn, nên các nước NICs tăng cường đầu tư sang cả nước công nghiệp phát triển ở các ngành phù hợp

1.5.4 Có sự thay đổi lớn trong lĩnh vực đầu tư, chuyển từ đầu tư vào những lĩnh vực truyền thống sang đầu tư vào dịch vụ và những ngành có hàm lượng lĩnh vực truyền thống sang đầu tư vào dịch vụ và những ngành có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao

Đầu thế kỷ XX, dòng vốn FDI hướng vào các lĩnh vực truyền thống như: khai thác tài nguyên, xây dựng đồn điền, chế biến nông sản, xây dựng cơ sở hạ tầng… chủ yếu là những ngành cần nhiều lao động để khai thác lao động rẻ và tài nguyên dồi dào của nước tiếp nhận đâu tư. Hiện nay những lĩnh vực đó không còn hấp dẫn nữa do tỷ suất lợi nhuận cao và thị trường đa dạng ở những lĩnh vực đầu tư mới.

Hiện nay, lĩnh vực dịch vụ thu hút được nhiều vốn FDI hơn so với ngành chế tác và sơ chế. Một số lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư quan tâm là: máy tính, công nghệ thông tin, các tiện ích công ( sản xuất và phân phối điện, ga, nước), giao thông; du lịch, khách sạn và nhà hàng, xây dựng, ngân hàng và bảo hiểm, buôn bán lẻ, dịch vụ kinh doanh. .

1.5.5 Đông Á và Đông Nam Á đang trở thành khu vực thu hút nhà đầu tư nước ngoài ngoài

So với các nước đang phát triển khác thì khu vực Đông và Đông Nam Á đang thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài rất lớn. Dòng vốn FDI đổ vào các nước Nam Á, Đông Á và Đông - Nam Á, Châu Đại Dương vẫn duy trì được xu hướng đi lên đạt con số kỷ lục 165 tỷ USD năm 2005, tăng 19% so với 2004; năm 2006, đạt mức cao mới 187 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2005.

Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore là ba nền kinh tế thu hút nhiều vốn FDI nhất trong khu vực này.Tổng đầu tư vào Trung Quốc năm 2005 là 72 tỷ USD. FDI phi tài

chính đạt 60 tỷ USD, trong khi FDI đổ vào khu vực dịch vụ tài chính là 12 tỷ USD, với ngày càng nhiều lượng đầu tư vào các ngân hàng Trung Quốc.

Các quốc gia có triển vọng cao trong việc thu hút FDI trong thời gian tới là Hàn Quốc, Malaixia, Việt Nam.

Bảng 1.1 Những địa điểm kinh doanh hấp dẫn nhất tại Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2005 – 2006

Theo ý kiến của các chuyên gia Theo các công ty đa quốc gia 1. Trung Quốc 1. Trung Quốc

2. Ấn Độ 2. Ấn Độ 3. Thái Lan 3. Thái Lan 4. Hàn Quốc 4. Hàn Quốc 5. Malaixia 5. Malaixia 6. Inđônêxia 6. Inđônêxia 7. Việt Nam 7. Việt Nam 8. Xingapo 8. Xingapo

Nguồn: Báo cáo Triển vọng đầu tư 2005 của UNCTAD Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng này là các nước nói trên đang thực hiện mở cửa mạnh mẽ, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sức mua của thị trường đang lớn dần đồng thời sức cạnh tranh của thị trường trong nước thấp. Kinh tế tăng trưởng, môi trường chính sách được cải thiện và các cam kết đầu tư của các công ty đa quốc gia tăng sẽ đảm bảo sự tăng trưởng vững chắc của dòngvốn FDI vào các nước này trong thời gian tới.

1.5.6 Dòng vốn FDI đang chịu sự chi phối và kiểm sóat chủ yếu bởi các công ty xuyên quốc gia ở các nước công nghiệp phát triển

Nếu như vốn ODA chịu sự chi phối của các quốc gia, vay thương mại chịu sự chi phối của các tập đoàn tài chính thì FDI lại chịu sự chi phối chủ yếu bởi các tập đoàn công nghiệp và thương mại, các công ty tư nhân.

Mặc dù ngày càng có sự đa dạng trong đối tác đầu tư FDI, nhưng các công ty xuyên quốc gia vẫn là những chủ thể đầu tư trực tiếp với khối lượng kiểm soát trên 90% tổng FDI toàn thế giới. Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia vẫn tiếp tục vươn ra những khu vực khác nhau trên thế giới với quy mô FDI ngày càng lớn ,và đóng vai trò quyết định đối với lĩnh vực này. Bên cạnh việc nắm giữ các khu vực đầu tư truyền thống như châu Âu, Bắc Mỹ, các công ty xuyên quốc gia đang tăng cường hoạt động FDI vào những địa bàn được đánh giá là đầy triển vọng như khu vực châu Á.

Ngày nay, FDI có mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược toàn cầu hóa của các công ty xuyên quốc gia. Trong những năm gần đây, hình thức chủ yếu của các công ty xuyên quốc gia là hợp nhất hoặc mua lại các chi nhánh của các công ty nước ngoài- đây cũng là chiến lược hợp tác phát triển chính của các công ty xuyên quốc gia.. Xu hướng quốc tế hóa các hoạt động R&D của các TNC đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển: thiết lập các trung tâm R&D và kết nối những

trung tâm này với mạng R&D toàn cầu. Đối với các nước đang phát triển, xu hướng này có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì: nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển kết nối được với mạng R&D toàn cầu; hấp thụ được công nghệ chuyển giao; tăng khả năng đổi mới và sáng tạo công nghệ; tạo giá trị tăng cao cho dịch vụ và sản phẩm; thúc đẩy văn hóa đổi mới thông qua những ảnh hưởng lan tỏa tới các công ty địa phương và viện nghiên cứu. Đồng thời, xu hướng này cũng đặt nhiều nước đang phát triển đứng trước nguy cơ tụt hậu nếu không tận dụng được

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng .doc (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w