Hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến FDI

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng .doc (Trang 90 - 92)

- 2010

3.2.2.4Hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến FDI

Như đã phân tích ở chương 2, môi trường đầu tư FDI của Hải Phòng còn nhiều hạn chế và đang trở thành một yếu điểm của thành phố vốn nhiều thế mạnh sẵn có này trong hoạt động cạnh tranh với các địa phương lân cận trong thu hút FDI.Một trong số đó có thể kể đến là môi trường pháp lý. Hoàn thiện môi trường pháp lý là tất yếu

khách quan trong điều kiện hội nhập của thành phố. Các giải pháp nhằm cải thiện môi trường pháp lý của Hải Phòng trong thời gian tới bao gồm:

a. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu hút FDI

Thực hiện tốt luật doanh nghiệp và luật đầu tư; ban hành thông tư hướng dẫn về hai luật trên. Có các công tác hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi thủ tục hành chính; kiện toàn bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài của thành phố cho phù hợp với quy định của luật mới.

Ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích mọi thành phần kinh tế nhất là kinh tế tư nhân và kinh tế đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động đầu tư.

b. Tiếp tục hoàn thiện chính sách FDI

- Chính sách tiếp cận thị trường.

Về thủ tục đăng kí và thành lập doanh nghiệp FDI, tiếp tục thực hiện mô hình “một cửa lưu thông” – nghĩa là nhà đầu tư chỉ cần nộp hồ sơ xin phép thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết đầy đủ các thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Về phân cấp quản lý và cấp giấy chứng nhận đầu tư: Phân cấp mạnh cho Bộ kế hoạch đầu tư, UBND thành phố, Sở kế hoạch đầu tư và Ban quản lý dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thời gian cấp giấy chứng nhận cần tiếp tục rút ngắn xuống còn 3 ngày ( theo quy định của Luật đầu tư năm 2005 là 30 ngày)

Về thủ tục xuất nhập cảnh đối với nhà đầu tư nước ngoài, cần có biện pháp tạo điều kiện cho nhà đầu tư tự do hơn nữa trong hoạt động đi lại, tiến tới xóa bỏ Visa lưu trú ngắn hạn cho nhà đầu tư nước ngoài đến từ những nước công nghệ nguồn như: Mỹ, EU, Nhật Bản.

- Chính sách về hoạt động kinh doanh.

Về chính sách giảm chi phí cho doanh nghịêp tiếp tục các biện pháp giảm chi phí về tiền lương, giá đất, giá thuê văn phòng, cước viễn thông… cho nhà đầu tư.

Tiếp tục thực hiện chế độ 1 giá cố định giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.

Về chính sách đất đai, tiếp tục rà soátvà xem xét lại giá cho thuê đất, tiếp tục miễn giảm tiền thuê đất trong những năm đầu cho những doanh nghiệp FDI. Giải quyết dứt điểm và nhanh chóng vấn đề giải phóng mặt bằng sớm giúp doanh nghiệp tiếp cận với mặt bằng đất đai để triển khai dự án FDI Năm 2007 mục tiêu của Hải Phòng là đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính về cấp giấy phép chứng nhận đầu tư, về giao đất, cho thuê đất, giới thiệu địa địa...với quy định cụ thể về thời gian; thành phố đang tích cực xây dựng các khu, cụm công nghiệp tạo mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư bởi hiện nay "mắc" nhất, mất nhiều thời gian thủ tục nhất là giới thiệu địa điểm, giao đất, cho thuê đất. Vì thế, nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài đến Hải Phòng sẽ có thể được giới thiệu ngay địa điểm và nhận đất trong khoảng 10-15 ngày.

Về chính sách tuyển dụng lao động, tiếp tục tiến hành rà soát và hoàn thiện chính sách tuyển dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI, kiến nghị Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thu hành một số điều của Bộ luật lao động về tuyển

dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, nhất là trong những lĩnh vực đặc thù như: công nghệ cao, giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh…

Thực thi tốt các quy định về quyền sở hữu trí tuệ của Chính phủ. Bên cạnh đó, thành phố cần sớm ban hành những quy định cụ thể liên quan đến việc phối hợp của các cơ quan thực thi quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung, sở hữu công nghiệp nói riêng, nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư lành mạnh, chống gian lận thương mại

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng .doc (Trang 90 - 92)