Đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak (Trang 26 - 28)

Đào tạo hiểu theo nghĩa thông thường là: Làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định (Đào tạo chuyên gia, đào tạo cán bộ)[21,tr289]. Đối với người lao động: Đào tạo được hiểu hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. Đào tạo liên quan đến quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc

của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả[1,tr170]. Đào tạo còn được hiểu là: Những biện pháp dài hạn nhằm trang bị cho nhân viên kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để họ được chấp nhận hoặc đạt kết quả công việc tốt[27,tr116]. Trong cơ quan nhà nước: Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học[5].

Bồi dưỡng được hiểu là: Làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất (Bồi dưỡng cán bộ trẻ, bồi dưỡng đạo đức...)[21,tr82]. Bồi dưỡng còn là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp sẵn có để lao động có hiệu quả hơn. Nói các khác bồi dưỡng còn được gọi là những biện pháp ngắn hạn nhằm trang bị cho nhân viên những kinh nghiệm làm việc cần thiết cho tương lai. Bồi dưỡng là nhân tố quan trọng nhất giúp cho nhân viên nhận ra năng lực của họ, và 90% hoạt động bồi dưỡng diễn ra trong công việc[27,tr116]. Tóm lại, bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc[5].

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một quá trình nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức những kiến thức, kỹ năng, hành vi cần thiết để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao. Ở nước ta hiện nay, có nhiều cách giải thích khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Chung quy lại có hai cách hiểu cơ bản như sau: Trong cách hiểu thứ nhất, thì đào tạo, bồi dưỡng vừa thực hiện những nhiệm vụ của giáo dục quốc dân - tổ chức đào tạo các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học; vừa tổ chức cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp làm việc cho cán bộ, công chức. Trong cách hiểu thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng là một thuật ngữ không tách rời, là hoạt động thường xuyên của các tổ chức quản lý và sử dụng công chức nhằm cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp làm việc... cho cán bộ, công chức.

Đối với các nước trên thế giới hiện nay, hoạt động của các cơ quan nhằm cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp làm việc cho đội ngũ công chức được diễn đạt bằng khái niệm huấn luyện - Training. Không có nước nào hiểu sang nội dung đào tạo - Education. Họ cho rằng hoạt động đào tạo - Education là việc của giáo dục quốc dân, còn cơ quan hành chính chỉ thực hiện nhiệm vụ cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng và tổ chức cho công chức gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, phương pháp thực hiện công vụ. Các cơ quan hành chính của các nước như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore... không đặt nhiệm vụ tổ chức đào tạo các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học cho công chức. Điều này được giải nghĩa: khi được tuyển dụng và bổ nhiệm vào một vị trí nhất định, người công chức đã phải đáp ứng các tiêu chuẩn của vị trí đó, trong đó có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo. Khi cần nguồn nhân lực có trình độ cao hơn, họ sẽ tổ chức tuyển dụng những đối tượng đã được đào tạo trình độ họ cần mà không tổ chức hoặc cử công chức đi đào tạo[28].

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak (Trang 26 - 28)