Tổng quan về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế, xã hội của tỉnh Dak Lak

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak (Trang 39 - 42)

Hiện trạng

2.2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế, xã hội của tỉnh Dak Lak

2.1. Đặc điểm, vị trí, vai trò của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở và cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số

2.2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế, xã hội của tỉnh Dak Lak tỉnh Dak Lak

Dak Lak là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng – an ninh. Phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp với tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp với tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia. Dak Lak có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền tỉnh với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Có quốc lộ 14 chạy qua tỉnh, nối Dak Lak với Gia Lai (phía Bắc) và với Đắk Nông (phía Nam); quốc lộ 26 nối tỉnh với thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) và quốc lộ 27 đi thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) là hai trung tâm du lịch lớn của cả nước. Cùng với sân bay Buôn Ma Thuột và mạng giao thông liên vùng nói trên là điều kiện để Dak Lak mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và cả nước, tăng cường khả năng liên kết, hợp tác giữa Dak Lak với các tỉnh về mở rộng thị trường và hợp tác quốc tế.

Khí hậu tỉnh Dak Lak vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ trung bình năm 23 – 240C. Dak Lak có nhiều sông suối, phân bố đều trên địa bàn tỉnh, mật độ sông suối 0,8 km/km2. Dak Lak có hệ thống sông chính là Sêrêpôk với nhiều thác, ghềnh đẹp và có tiềm năng thuỷ điện khá lớn. Tài nguyên đất của Dak Lak rất phong phú với 11 nhóm và 84 đơn vị đất đai. Trong đó các nhóm đất chính là đất xám chiếm 44,1% diện tích tự nhiên, đất đỏ bazan, chiếm 24,8% diện

tích tự nhiên… Với tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng và phong phú, Dak Lak được coi là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển.

Năm 2004, sau khi chia tách tỉnh theo Nghị quyết số 22/NQ-QH của Quốc hội, tỉnh Dak Lak hiện nay có diện tích tự nhiên 13.125 km2, chiếm 3,9% diện tích tự nhiên của cả nước và 24% diện tích tự nhiên vùng Tây Nguyên, có đường biên giới chung với tỉnh Monduikiri, Campuchia dài 73 km. Toàn tỉnh có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Buôn Ma Thuột – trung tâm tỉnh lỵ, thị xã Buôn Hồ và 12 huyện là Ea H’Leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Bông, Krông Búk, Krông Pắc, Krông Ana, Buôn Đôn, Cư M’Gar, M’Đrắk, Ea Kar, Lắk. Với 184 xã, phường, thị trấn (152 xã, 20 phường, 12 thị trấn), có 2.434 thôn, buôn, tổ dân phố (1.524 thôn, 606 buôn, 304 tổ dân phố). Dân số toàn tỉnh (năm 2011) có khoảng là 1,76 triệu dân, chiếm 36,3% về dân số vùng Tây Nguyên. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 132 người/km2. Cộng đồng dân cư của tỉnh gồm 41 dân tộc đang chung sống, trong đó người Kinh chiếm 68,31%; các dân tộc ít người như Êđê, Giarai, M’Nông, Thái, Tày, Nùng,…chiếm 31,69% dân số toàn tỉnh (riêng dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 19,5%). Có 4 tôn giáo chính là Thiên chúa giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài, chiếm 24,4% dân số toàn tỉnh.

Được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, sự nỗ lực của địa phương, nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 12,10%. Riêng năm 2011 GDP tăng 13% so với năm 2010, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,5%, Công nghiệp – xây dựng tăng 14%. Riêng công nghiệp tăng 18%; Dịch vụ tăng 23,7%. Cơ cấu kinh tế (giá so sánh năm 1994): Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 46,5%; công nghiệp xây dựng chiếm 17,8%; dịch vụ chiếm 35,8%. Thu ngân sách Nhà nước năm 2011 đạt 3.513 tỷ đồng, bằng 103,3% dự toán của tỉnh và tăng 15,1% so với năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 700 triệu USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ trước.

Các hoạt động văn hoá – xã hội, y tế, giáo dục, phát thanh truyền hình, định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội có nhiều cố gắng; mạng lưới giao thông được nâng cấp, 100% xã có đường ôtô đến trung tâm,

98% xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ phủ sóng phát thanh là 100%, truyền hình là 95%, v.v… Tuy nhiên, một số vùng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế mới, vùng sâu vùng xa; đặc biệt là trình độ dân trí còn thấp, kết cấu cơ sở hạ tầng nhiều nơi còn yếu kém. Dân số tăng cơ học nhanh; nhịp độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng, tiềm năng, lợi thế phát triển của địa phương; chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển; một số vấn đề xã hội còn bức xúc.

Là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng không chỉ ở vùng Tây Nguyên và cả nước. Dak Lak luôn là trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch và bọn phản động trong, ngoài nước. Chính vì vậy tình hình an ninh- chính trị những năm vừa qua có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu, thủ đoạn, đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ đối với nước ta. Chúng sử dụng nhiều thủ đoạn, phương thức chống phá ta trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá, xã hội; triệt để lợi dụng các vấn đề nhân quyền, tự do ngôn luận, đặc biệt là các vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá. Chúng tăng cường hoạt động tình báo, phục hồi các tổ chức phản động cũ, nhen nhóm các tổ chức phản động mới, nuôi dưỡng chỉ đạo bọn phản động, Fullro bên trong; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc một số quần chúng, học sinh, sinh viên, kể cả một số cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị của ta tham gia vào hoạt động của chúng, làm cơ sở, nòng cốt để phối hợp hành động khi có thời cơ.

Việc lôi kéo, lừa phỉnh, ép buộc đồng bào dân tộc thiểu số biểu tình, bạo loạn chính trị, vượt biên trái phép sang Campuchia đầu tháng 2/2001 và tháng 4/2004 với khẩu hiệu kêu gọi thành lập cái gọi là “Tin lành Đêga”, “Nhà nước ĐêGa”; cũng như phát tán tờ rơi, viết khẩu hiệu chống chính quyền, chống Đảng, chống Nhà nước; kích động đồng bào dân tộc thiểu số ở một số buôn, thôn đòi lại đất đai… đều nằm trong âm mưu , thủ đoạn của các thế lực thù địch và bọn phản động nhằm gây mất ổn định an ninh chính trị tại địa phương. Đứng trước tình hình trên đội ngũ cán

bộ, công chức chính quyền cơ sở, nhất là cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số phải luôn giữ vững phẩm chất chính trị, đề cao tinh thần cảnh giác, hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm vững quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc, tôn giáo, có khả năng xử lý nhạy bén, chính xác, kịp thời những tình huống, diễn biến phức tạp có thể xảy ra tại cơ sở. Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở nói chung và người dân tộc thiểu số nói riêng phải thực sự là nòng cốt chống lại âm mưu lợi dụng dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch, bọn phản động trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak (Trang 39 - 42)