Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở và cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak (Trang 56 - 68)

Hiện trạng

2.3.Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở và cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số

chức chính quyền cơ sở và cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số

2.3.1. Kết quả

2.3.1.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung, người người dân tộc thiểu số nói riêng đã được các cấp các ngành quan tâm chú trọng

Ngay sau khi có Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Dak Lak đã ban hành Chỉ thị số 19/CT-TU ngày 26/7/1999 về đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số; Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 14/1/2005

về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; Quy định số 02 ngày 04/8/2006 của Tỉnh ủy về tiêu chẩn chức danh cán bộ; Kế hoạch số 21 ngày 02/7/2007 của Tỉnh ủy về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh và cán bộ xã, phường, thị trấn… Trên cơ sở các văn bản này, hội đồng nhân dântỉnh đã ban hành Nghị quyết số 28 ngày 27/10/2007; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định 05 ngày 31/01/2008 và nhiều kế hoạch, đề án khác để cụ thể hóa, triển khai chủ trương của Tỉnh ủy.

Nhìn chung, chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh nói chung, xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số các cấp, nhất là cấp cơ sở nói riêng đã được thể hiện rõ qua các văn bản của Tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các nngành, các cấp trong tỉnh. Điều quan trọng là tỉnh đã xây dựng được quy định về tiêu chuẩn, chức danh cho cán bộ, công chức; trong đó có cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số, nhằm từng bước đảm bảo được tỷ lệ cán bộ dân tộc hợp lý trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các ngành, các cấp. Cùng với việc xây dựng tiêu chuẩn, chức danh riêng cho cán bộ dân tộc thiểu số, tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để động viên đội ngũ cán bộ dân tộc nâng cao trình độ về chuyên môn cả trình độ về lý luận chính trị. Với quan điểm đó công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số cho hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã được quan tâm hơn trước. Số lượng học sinh dân tộc thiểu số được cử tuyển đi học văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị ngày càng tăng. Đặc biệt trong những năm gần đây, tỉnh đã gửi nhiều con em của cán bộ gia đình cách mạng là người dân tộc thiểu số đi đào tạo tại các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật, quân đội, công an... tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Tại tỉnh đã phối kết hợp, liên kết với các trường như: Học viện Hành chính, đại học Tây Nguyên, Trung cấp Luật mở các lớp cử tuyển đại học hành chính, đại học chuyên ngành giáo dục chính trị, đại học chuyên ngành kinh tế nông lâm, trung cấp luật… cho con em người dân tộc thiểu số. Chỉ đạo trường Chính trị tỉnh, trường Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Văn hóa- Nghệ thuật, Cao đẳng nghề

thanh niên dân tộc, trung cấp y tế … tăng cường mở các hệ đào tạo, các lớp cao đẳng, trung cấp giành riêng cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ, công chức, tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung, cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số nói riêng. Chỉ tính trong 5 năm giai đoạn 2006-2010 toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng được 22.662 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó đào tạo 11.926 lượt cán bộ, công chức, viên chức; bồi dưỡng là 15.527 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, có 2.164 cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số[17]. Nhờ làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nên trình độ các mặt của đội ngũ cán bộ, công chức trong tỉnh đã được nâng lên rõ rệt so với những năm trước đó. Đến nay, số cán bộ người dân tộc thiểu số có trình độ đại học trở lên, cấp tỉnh có 69% tăng 25,5% so với năm 2005; cấp huyện có 61% tăng 18% so với năm 2005; cấp xã 60% cán bộ có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông. Trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân, cấp tỉnh có 13,17% tăng 4,4% so năm 2005, cấp huyện có 15,38% tăng 11,4% so với năm 2005, cấp xã có 3,5% tăng 1,5% so năm 2005[15]…Qua những số liệu trên đây, có thể thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; nhất là cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong tỉnh quan tâm chú trọng.

2.3.1.2. Số lượng các lớp và số cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị khá lớn

Theo số liệu báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, sau 7 năm (2004-2011) triển khai thực hiện Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Quyết định số 253/QĐ-TTg, ngày 5/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2002- 2010, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở của tỉnh đã đạt được kết quả rất quan trọng. Có tổng số 29.353 lượt cán bộ, công chức chính quyền cơ sở đã được đào tạo, bồi dưỡng các mặt. Trong đó, cán bộ người dân tộc thiểu số là

1.074 người chiếm tỷ lệ 3,7%; số được đào tạo là 7.445 người (25,4%), cụ thể về trình độ văn hóa là 268 người (0,9%), chuyên môn, nghiệp vụ là 2.532 người (8,6%), lý luận chính trị 4.645 người (15,8%); số được bồi dưỡng là 21.908 lượt người (74,6%), cụ thể bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ là 4.685 lượt (16%), quản lý nhà nước là 15.502 lượt (52,8%) và tiếng dân tộc thiểu số là 1.721 lượt (5,9%)[Phụ lục, biểu 9].

Về các lớp đào tạo, tổng số cán bộ, công chức cấp cơ sở đã được đào tạo: 14.641 cán bộ, công chức. Trong đó, chuyên môn, nghiệp vụ: 28 lớp/3.252 cán bộ, công chức: Đại học, cao đẳng: 04 lớp/317 cán bộ, công chức (Hành chính công: 03 lớp/231 cán bộ, công chức; Tài chính - Kế toán: 01 lớp/86 cán bộ, công chức liên thông từ Trung cấp lên đại học); Trung cấp: 22 lớp/1.945 cán bộ, công chức, theo ngành, lĩnh vực đào tạo (Hành chính - Văn thư: 07 lớp/505 cán bộ, công chức; Luật: 02 lớp/377 cán bộ, công chức; Quản lý văn hoá: 02 lớp/197 cán bộ, công chức; Kinh tế - Nông lâm: 01 lớp/61 cán bộ, công chức; Địa chính: 01 lớp/68 cán bộ, công chức; Nghiệp vụ Công an: 04 lớp/325 cán bộ, công chức; Quân sự: 05 lớp/412 cán bộ, công chức); Sơ cấp: Nghiệp vụ Công an cấp xã: 02 lớp/270 cán bộ, công chức. Lý luận chính trị 9.336 cán bộ, công chức, trong đó: cao cấp, cử nhân: 1.680 cán bộ, công chức; Trung cấp: 7.611 cán bộ, công chức, cán bộ nguồn: 45 học sinh; Bổ túc văn hóa PTTH: 280 cán bộ, công chức, trong đó cán bộ nguồn: 12 học sinh.

Về bồi dưỡng, tổng số cán bộ, công chức đã được bồi dưỡng: 98.597 lượt cán bộ, công chức. Trong đó chuyên môn, nghiệp vụ: 48 lớp/65.873 cán bộ, công chức. Cán bộ chuyên trách: 11 lớp/1.179 cán bộ; phương pháp và kỹ năng quản lý điều cho chức danh chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân và chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã: 09 lớp/839 cán bộ; bồi dưỡng Chủ tài khoản hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp xã: 02 lớp/340 công chức; bồi dưỡng Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh, huyện và xã, phường, thị trấn cho 5.791 cán bộ. Công chức cấp xã: 37 lớp/3.506 công chức ( lớp nghiệp vụ Văn phòng - Thống kê: 02 lớp/119 công chức; Kỹ năng soạn thảo văn bản: 02 lớp/359 công chức; tiếp công dân và khiếu nại tố cáo: 03 lớp/280 công chức; Nghiệp vụ Tư pháp - Hộ tịch: 03 lớp/557

công chức; Kỹ năng điều hành, quản lý hành chính: 05 lớp/396 cán bộ, công chức; Nghiệp vụ cho trưởng, phó Công an viên: 03 lớp/430 công chức; Nghiệp vụ Tài chính - Kế toán: 01 lớp/165 công chức; Kiến thức quốc phòng - an ninh: 06 lớp/440 công chức; Nghiệp vụ quản lý phần phềm kế toán: 10 lớp/360 công chức; kiến thức Tin học cho công chức Tài chính - Kế toán xã: 01 lớp/200 công chức). Bồi dưỡng nghiệp vụ Liên minh Hợp tác xã cho công chức xã: 01 lớp/200 công chức; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 31.003 cán bộ, công chức; bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: 34 lớp/1.721 cán bộ[18].

2.3.1.3. Nội dung, hình thức đào tạo tương đối đa dạng và cơ bản phù hợp với tình hình của địa phương

Về nội dung, theo Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 08-02-2006 về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2006-2010 và qua khảo sát tại trường Chính trị tỉnh, hiện nay cán bộ, công chức phải được trang bị kiến thức về trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo kiến thức tin học, đạo đức cán bộ…Trên cơ sở quy định của Trung ương, Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố đã xác định nội dung đào tạo cán bộ, công chức chính quyền cơ sở của tỉnh gồm các phần sau đây:

Một là, đối với trung chương trình cấp lý luận chính trị: Phần lý luận chính trị, ở phần này gồm các môn học: Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị Mác – Lênin và một số vấn đề về tổ chức, quản lý kinh tế ở Việt Nam; Chủ nghĩa xã hội khoa học và Chính trị học; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; Văn hóa xã hội; Tâm lý học xã hội trong hoạt động lãnh đạo quản lý; Một số vấn đề về quốc phòng an ninh và đối ngoại. Phần kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước, kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Ở phần này, học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; những vấn đề cơ bản về pháp luật và pháp luật XHCN; những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, nghiệp vụ quản lý hành chính.

Hai là, đối với chương trình Trung cấp hành chính: Ngoài những kiến thức cơ bản về lý luận nhà nước và pháp luật, lý luận quản lý hành chính nhà nước, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước…học viên còn được trang bị những kiến thức về chuyên môn như: Nghiệp vụ thư ký, văn phòng, văn thư lưu trữ, nghiệp vụ thư ký; quản lý công sở; quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, tài nguyên và môi trường, về dân tộc, tôn giáo…

Ba là, kiến thức tin học, ngoại ngữ: Nội dung chủ yếu là đào tạo tin học văn phòng (60 tiết), tiếng Anh (120 tiết). Đây là những nội dung cơ bản được giảng dạy cho các đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã. Ngoài ra, căn cứ vào đối tượng đào tạo, sẽ có những nội dung đào tạo cho phù hợp. Ví dụ: Đối với các lớp quân sự địa phương, bên cạnh việc đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ còn đào tạo về văn hóa, kỹ năng…

Về hình thức, hiện hay hình thức đào tạo cán bộ công chức của tỉnh tương đối đa dạng. Song chủ yếu nhất vẫn là các hình thức đào tạo tập trung, tại chức; ngoài ra còn đào tạo từ xa, đào tạo liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên cả nước để mở các lớp cử tuyển hoặc cử các cán bộ, công chức, các đối tượng nguồn cán bộ, công chức là con em đồng bào dân tộc thiểu số theo học. Đơn cử như lớp cử tuyển đại học hành chính 78 em tại Học viện Hành chính phân viên Tây Nguyên, lớp cử tuyển đại học chuyên ngành kinh tế nông lâm tại đại học Tây Nguyên…Bên cạnh đào tạo còn có các hình thức bồi dưỡng, tập huấn như: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, tập huấn huấn kỹ năng… cho cán bộ công chức…

Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng như hiện nay mỗi loại đều có những mặt ưu điểm và hạn chế riêng đối với từng đối tượng đào tạo. Hình thức đào tạo chính quy tập trung có ưu điểm là người học tập trung tại các cơ sở đào tạo để học tập, rèn luyện. Do tạm thời tách khỏi các công việc hàng ngày của cơ quan, gia đình nên người học có nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, học tập. Hình thức này rất phù hợp cho các đối tượng cán bộ, công chức cở sở tuổi đời còn trẻ, có thời gian công tác lâu dài, có triển vọng phát triển và số học sinh, sinh viên trong diện tạo nguồn

cán bộ, công chức. Hình thức tại chức là người học vừa học tập, vừa làm việc tại địa phương, hình thức này có ưu điểm là người học không thoát ly khỏi gia đình, cơ quan vừa học tập, vừa công tác, thích hợp cho những địa phương miền núi, khó khăn, đội ngũ cán bộ, công chức còn thiếu hụt; cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, sinh hoạt tập trung của học viên… Việc duy trì hai hình thức này và những năm gần đây là hình thức đào tạo cử tuyển liên kết (Bộ Giáo dục và Đào tạo cho chủ trương, chỉ tiêu cử tuyển; các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện của học viên; địa phương có sinh viên học viên cử tuyển chi trả kinh phí đào tạo cho cơ sở đào tạo) là rất cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế của Dak Lak một tỉnh miền núi khó khăn.

2.3.2. Hạn chế

2.3.2.1. Công tác đào tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở còn hạn chế

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chính quyền cơ sở đã đạt được những kết quả khá tốt, song so với nhu cầu thực tế của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở nói riêng và của cả tỉnh nói chung thì nguồn bổ sung cán bộ, công chức của tỉnh còn thiếu hụt rất nhiều và công tác đào tạo nguồn cán bộ công chức cơ sở của Dak Lak cũng còn có những mặt hạn chế nhất định. Qua số liệu báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, ta có thể thấy rất rõ. Trong 07 năm từ 2004- 2011 cả tỉnh mới cử đi đào tạo nguồn cán bộ, công chức cấp cơ sở được 777 người/29.353 người bằng 2,65% tổng số cán bộ, công chức chính quyền cơ sở được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Đây là một con số rất khiêm tốn, không đáp ứng được nhu cầu tạo nguồn cán bộ lâu dài của tỉnh. Trong số 777 người được cử đi đào tạo, dân tộc thiểu số chiếm đại đa số (720 người) bằng 2,45% tổng số cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Trong 777 người, có 12 người (0,04%) được cử đi đào tạo về văn hóa, 720 người (2,45%) cử đi đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, 45 người (0,15%) được cử đi đào tạo lý luận chính trị[18].

Hàng năm, số học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh theo học tại các trường dân tộc nội trú của tỉnh và huyện, các trường trung học chuyên nghiệp, trường đào tạo nghề, Trường cao đẳng sư phạm và Trường Đại học Tây Nguyên khá lớn, trên 2.000 em. Cụ thể, trường Trung học Y tế có số học sinh dân tộc được đào tạo hơn

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak (Trang 56 - 68)