Hiện trạng
3.1. Cơ sở khoa học và pháp lý để đề xuất giải pháp
Cán bộ công chức cấp xã (xã, phường và thị trấn) ngày càng trở nên đối tượng được Đảng và nhà nước quan tâm. Từ sau Nghị quyết trung ương lần thứ 5 Khóa IX (2002) đến nay vấn đề cán bộ, công chức cấp xã đã có nhiều sự thay đổi thông qua hệ thống văn bản pháp luật. Nếu như sự thay đổi cơ bản, quan trọng được ghi nhận đó là việc sửa đổi Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành năm 1998, trong đó đã quên mất một nhóm cán bộ, công chức rất quan trọng làm việc tại gần 11.111 xã, phường thị trấn. Thì việc điều chỉnh điều 1 của Pháp lệnh, đưa hai nhóm cán bộ và công chức làm việc tại cấp xã vào trong pháp lệnh thể hiện bước đầu đã cố gắng để tạo nên một đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy nhà nước tương đối thống nhất.
Cùng với sự sửa đổi pháp lệnh, Chính phủ ban hành Nghị định 114/2003 quy định một số điều về cán bộ, công chức cấp xã. Kể từ năm 2003 lại nay, những tư duy đổi mới về cán bộ, công chức cấp xã đã được ghi nhận trong hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước. Luật cán bộ, công chức năm 2008 đã đề cập khá chi tiết về cán bộ, công chức cấp xã. Và gần đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2011/NĐ-CP quy định về công chức xã, phường thị trấn. Đây cũng là một bước thể hiện quyết tâm cao về sự phân biệt bằng điều chỉnh của pháp luật nhà nước đối với những người làm việc mang tính thường xuyên, chuyên môn nghiệp vụ tại cấp xã.
Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ công chức làm việc ở cấp cơ sở xã, phường và thị trấn (gọi chung là cấp xã). Từ sau Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 5 khóa IX lại này, cùng với sự nhận định về tầm quan trọng của hệ thống chính trị cơ sở (xã) cũng như phân tích chỉ ra những hạn chế, yếu kém về năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc ở cấp cơ sở, những chuyển biến tích cực về sự quan tâm đến xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, đặc trưng việc làm cũng như môi trường làm việc của công chức cấp xã nhưng ở xã khác với môi trường và điều kiện làm việc của phường và thị trấn. Điều này lại đúng với các xã của các tỉnh miền núi có các dân tộc sinh sống và một bộ phận không nhỏ công
chức là người dân tộc thiểu số. Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng đòi hỏi của hoạt động quản lý hành chính nhà nước cấp xã phải dựa trên một số quan điểm sau:
Xác định rõ nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trong nền kinh tế thị trường để xác định bộ máy, cán bộ, công chức cơ sở cho phù hợp; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở phải đặt trong tổng thể xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Không thể xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở tách rời việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, mà nó phải được đặt trong tổng thể chiến lược về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở phải dựa trên cơ sở phân loại và tiêu chuẩn hóa từng loại cán bộ, công chức cơ sở. Phải căn cứ vào vị trí, vai trò và đặc điểm, tính chất của từng loại đối tượng cán bộ, công chức để có quy định tiêu chuẩn phù hợp. Trên cơ sở đó quy định việc bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ, chính sách hợp lý đối với từng loại cán bộ, công chức cơ sở.