Quan điểm, mục tiêu của tỉnh Dak Lak về xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak (Trang 44 - 47)

Hiện trạng

2.2.3.Quan điểm, mục tiêu của tỉnh Dak Lak về xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức

dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức

Là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Dak Lak luôn chú trọng đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số, trong đó có công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số. Tỉnh ủy đã ban hành nhiều chương trình, nghị quyết, chỉ thị về vấn đề này. Nghị quyết số 05 ngày 14/01/2005 của Tỉnh ủy về về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc

thiểu số đến năm 2010 xác định mục tiêu: Đến năm 2010 trở đi, phấn đấu nâng tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức hành chính - sự nghiệp đạt 15% trở lên, trong đó chú trọng cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ. Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số tham gia các chức danh chủ chốt ở các cấp như sau: Cấp uỷ tỉnh, huyện và tương đương từ 20% trở lên; cấp uỷ cơ sở nói chung đạt 15% trở lên, trong đó cấp ủy xã, phường, thị trấn đạt 23% trở lên. hội đồng nhân dâncấp tỉnh đạt 35% trở lên; cấp huyện, thành phố đạt 27% trở lên; cấp xã, phường, thị trấn đạt 30% trở lên. Trong đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp từ tỉnh đến cơ sở (gồm bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân) phải có cán bộ dân tộc thiểu số[12].

Chương trình số 11 ngày 08/11/2007 của Tỉnh ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh giai đoạn 2006-2010 đã xác định mục tiêu chung là: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất năng lực và trình độ các mặt, đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, có sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Về chỉ tiêu cụ thể, đến năm 2010: Số cán bộ, công chức có trình độ cao đẳng đại học trở lên phải đạt 60%, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải đạt 100%; tỷ lệ cán bộ nữ trong cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành chiếm từ 10-15% trở lên; tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số phải chiếm từ 18-20% tổng số cán bộ, công chức toàn tỉnh; các chức danh chuyên môn ở xã, phường, thị trấn phải được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ trung cấp chuyên môn trở lên chiếm tỷ lệ 50%, trình độ sơ cấp, trung cấp lý luận chính trị trở lên chiếm 60%, đã qua bồi dưỡng sơ cấp về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước trở lên chiếm 30%[14].

Nghị quyết số 07 ngày 05/5/2008 của Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015, xác định rõ: Thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới. Phấn đấu từ nay đến cuối năm 2015 có trên 80% cán bộ chủ chốt, các chức danh

bầu cử cấp xã đạt trình độ học vấn từ trung học phổ thông (hoặc bổ túc THPT) và trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 100% cán bộ chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân xã có trình độ chuyên môn trung cấp, trình độ lý luận chính trị sơ cấp trở lên. Đến năm 2015, đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức xã đều tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc bổ túc THPT), có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; các chức danh Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phấn đấu đạt trên 70% có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên và 20 % có trình độ đại học; 100% cán bộ trưởng, phó thôn, buôn, tổ dân phố được bồi dưỡng lý luận chính trị, kỹ năng quản lý cộng đồng; 100% cán bộ đoàn thể được bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng công tác chuyên môn[13].

Cụ thể hóa Nghị quyết của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều chương trình đề án đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức chính quyền cơ sở nói riêng. Gần đây nhất, ngày 01/11/2011 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh và cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn giai đoạn 2011-2015. Theo đó mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt là góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có đủ năng lực xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, toàn diện.

Mục tiêu cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn là phấn đấu đến năm 2015 có: 90 cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định; 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc; 90% công chức cấp xã vùng khó khăn có trình độ trung cấp về chuyên môn nghiệp vụ trở lên; 70-80% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm; 100% đại biểu hội đồng nhân dân được bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động. Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tập trung chủ yếu vào những nội dung như: Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên môn; đào tạo lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; quản lý chuyên ngành và vị trí làm việc; văn hóa công

sở, kỹ năng giao tiếp; kiến thức hội nhập; tin học, ngoại ngữ, tiếng Ê Đê, tiếng M’ Nông… cho cán bộ, công chức[16].

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak (Trang 44 - 47)