Hình số 02: Sơ đồ nguyên tắc đảm nhận công vụ của công chức
3.3.2. Tổng rà soát theo định kỳ nhằm đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã so sánh với tiêu chuẩn quy định.
cán bộ, công chức cấp xã so sánh với tiêu chuẩn quy định.
Đây có thể không phải là giải pháp mới. Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam nói chung cũng như ở cấp cơ sở xã nói riêng, rà soát, đánh giá năng lực của cán bộ, công chức hàng năm so với tiêu chuẩn chức danh đảm nhận chưa thực sự được quan
tâm. Có thể có nhiều lý do để các cơ quan sử dụng cán bộ, công chức chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Một trong những lý do cơ bản là chúng ta đang thiếu những chuẩn mực có thể đo lường được để đánh giá so sánh giữa thực tế cán bộ, công chức đang đảm nhận có năng lực như thế nào so với tiêu chuẩn. Hoặc chúng ta có một hệ thống tiêu chuẩn rất chung chung, không đo lường được nên cũng không ai quan tâm đánh giá so sánh. Đối với cả nước, có thể đây là một thách thức rất lớn vì mức độ phức tạp và rộng lớn của cán bộ, công chức và viên chức. Tuy nhiên, trên địa bàn cụ thể của từng xã và đặc biệt là các xã vùng dân tộc thiểu số, có thể có những cơ hội để đánh giá xem xét tạo điều kiện để hoàn thiện năng lực của cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số.
Tỉnh Dak Lak là một tỉnh rất quan tâm đến vấn đề dân tộc và người dân tộc thiểu số làm việc trong các cơ quan nhà nước (cán bộ, công chức, viên chức). Tỷ lệ người dân tộc thiểu số là cán bộ, công chức và viên chức tính chung là 11,62%. Đặc biệt cơ cấu Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ, người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lên đến 32,7 %, có nghĩa là 1/3 số ủy viên là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, Dak Lak hiện nay có 184 xã, phường và thị trấn, trong đó 152 là xã thì với con số đó, số lượng cán bộ, công chức làm việc ở cấp xã có thể tạo cho chúng ta áp dụng giải pháp rà soát để đánh giá năng lực của cán bộ, công chức cấp xã là người thiếu số. Để áp dụng được giải pháp này, cần quan tâm chung một số vấn đề cụ thể sau:
3.3.2.1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh các vị trí cán bộ, công chức chung và cho cán bộ, công chức dân tộc thiểu số.
Trước hết, căn cứ vào văn bản pháp luật, nghị định của Chính phủ, nghị quyết của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cần ban hành tiêu chuẩn cụ thể hơn đối với cán bộ, công chức cấp xã nói chung và cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số. Hiện nay, Chính phủ đã có Nghị định 112/2011 của chính phủ quy định một số tiêu chuẩn về cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, quy định đó mang tính chung hơn là cụ thể cho từng loại cán bộ, công chức và đặc biệt là cán bộ, công chức ở cấp xã và cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số ít người.
Về nguyên tắc, tất cả cán bộ, công chức cấp xã phải đạt được những tiêu chuẩn chung sau:
Đối với các công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội phải: (1) Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. (2) Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. (3) Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao. (4) Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.
Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thì ngoài những tiêu chuẩn trên, còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước[3].
Ở Nghị định này đối tượng áp dụng là công chức cấp xã quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức. Có nghĩa là chỉ áp dụng cho công chức cấp xã. Còn nhóm cán bộ là: Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam… không thấy có sự điều chỉnh.
Do lĩnh vực chuyên môn mà công chức đảm nhận khác nhau, nên đòi hỏi phải có quy định chung về tiêu chuẩn chuyên môn cụ thể. Điều này đòi hỏi các bộ ngành, địa phương có thể phải đưa ra những tiêu chuẩn mang tính cụ thể về chuyên môn, phù hợp với điều kiện của địa phương, đặc biệt là người dân tộc thiểu số đảm
nhận chức danh công chức. Điều 4 của Nghị định 112/2011 quy định Bộ Nội vụ kết hợp với các bộ ngành chuyên môn để ban hành tiêu chuẩn chuyên môn. Tuy nhiên Nghị định lại không trao cho chính quyền địa phương điều cụ thể hơn. Trên cơ sở quy định phân cấp quản lý nhân sự hành chính nhà nước, Ủy ban Nhân dân tỉnh cần quan tâm để ban hành tiêu chuẩn cụ thể cho từng cán bộ, công chức cấp xã.
Một số địa phương, căn cứ vào quy định chung của Chính phủ đã ban hành quyết định quy định chi tiết cụ thể hơn về tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, công chức. Ví dụ, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành quyết định số 26/2011/QĐ-ủy ban nhân dân ngày 19/9/2011 Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Đây cũng là những vấn đề mà các tỉnh cũng cần quan tâm.
Tuy nhiên, do quy định về phân cấp quản lý nhân sự nên các quyết định quy định cụ thể đó về mức độ, không khác nhiều với quy định chung. Đặc biệt, chưa có những điều mục riêng cho công chức là người dân tộc thiểu số. Đối với các tỉnh có người dân tộc thiểu số làm việc trong các cơ quan nhà nước, đã đến lúc cần ban hành thêm những quy định tiêu chuẩn đặc biệt cho người dân tộc thiểu số làm việc trong các cơ quan nhà nước và làm việc cơ cấp xã. Điều này cũng giống như việc chính phủ đã ban hành quyết định liên quan đến đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Việc xây dựng tiêu chuẩn cụ thể, hợp lý là căn cứ cơ bản, chỗ dựa chủ yếu để triển khai các nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Việc xác định tiêu chuẩn cụ thể phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Đặc điểm, tính chất của từng loại nhiệm vụ công tác: công tác Đảng, đoàn thể, chính quyền, chuyên môn; lãnh đạo, quản lý, điều hành hoặc thực thi nghiệp vụ. Cán bộ do bầu cử theo nhiệm kỳ hay các chức danh chuyên môn (công chức cơ sở); (2) Đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế- xã hội và trình độ dân trí của từng vùng, miền, từng địa phương; (3) Cần phải có những tiêu chí cụ thể về lượng và chất, không chỉ về trình độ, bằng cấp mà còn có cả tiêu chí về kinh nghiệm công tác, về năng lực thực tiễn thực thi các
nhiệm vụ…(4) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức và các chức danh theo quy định của pháp luật.
Khi xây dựng tiêu chuẩn cho cán bộ, công chức cần cụ thể rõ ràng cho từng loại vị trí công việc và công chức. Trên cơ sở quy định của Trung ương, của tỉnh và tình hình thực tế của địa phương, bước đầu tác giả đề xuất tiêu chuẩn của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở nói chung và cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số nói riêng giai đoạn 2011-2016 trên địa bàn tỉnh Dak Lak cụ thể như sau: (Bảng số 01).
Bảng số 01: Mô tả những tiêu chuẩn cho các chức danh cán bộ, công chức chung và riêng cho người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak.
STT(1) (1)
Chức danh (2)
Mô tả tiêu chuẩn chung (3) Tiêu chuẩn bổ sung cho người dân tộc thiểu số đảm nhận chức danh (4) 1 Chủ tịch hội đồng nhân dâncấp xã; Phó chủ tịch hội đồng nhân dân
Tuổi đời không quá 45 tuổi đối với nam và 40 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu (trừ trường hợp đã được phân công giữ chức vụ tương đương trở lên) và chỉ giữ chức vụ đến 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ. Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông. Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính
Tuổi đời không quá 50 tuổi đối với nam và 45 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu (trừ trường hợp đã được phân công giữ chức vụ tương đương trở lên). Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Lý luận chính trị: Có trình độ sơ cấp lý luận chính trị trở lên. Chuyên
trị trở lên. Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, đến sau năm 2015 phải có trình độ đại học. Ngành chuyên môn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạt động đại biểu hội đồng nhân dâncấp xã. Biết sử dụng vi tính, biết 01 thứ tiếng đồng bào dân tộc thiểu số nếu công tác ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
môn, nghiệp vụ: Có trình độ sơ cấp chuyên môn, đến sau năm 2015 phải có trình độ trung cấp trở lên. Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạt động đại biểu hội đồng nhân dâncấp xã.
2 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân
Tuổi đời không quá 45 tuổi đối với nam và 40 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu (trừ trường hợp đã được phân công giữ chức vụ tương đương trở lên) và chỉ giữ chức vụ đến 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ. Riêng Chủ tịch Ủy ban nhân dân giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tục. Học vấn: tốt nghiệp trung học phổ thông. Lý luận chính
Tuổi đời không quá 50 tuổi đối với nam và 45 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu (trừ trường hợp đã được phân công giữ chức vụ tương đương trở lên). Riêng Chủ tịch Ủy ban nhân dân giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tục. Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Lý luận chính trị:
trị: có trình độ trung cấp chính trị trở lên. Chuyên môn nghiệp vụ: có trình độ trung cấp chuyên môn (luật, hành chính, nông nghiệp, kinh tế…) trở lên, đến sau năm 2015 phải có trình độ đại học. Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức quốc phòng - an ninh. Biết sử dụng vi tính, biết 01 thứ tiếng đồng bào dân tộc thiểu số nếu công tác ở vùng có đông có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Có trình độ sơ cấp lý luận chính trị trở lên. Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ sơ cấp chuyên môn, đến sau năm 2015 phải có trình độ trung cấp (luật, hành chính, nông nghiệp, kinh tế…) trở lên. Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức quốc phòng- an ninh.
3 Trưởng Công an xã
Độ tuổi không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu. Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông. Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Chuyên môn, nghiệp vụ: Trình độ tương đương trung cấp chuyên môn ngành công an trở lên. Nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải được bồi dưỡng chương trình huấn luyện trưởng công an xã theo quy định của Công an cấp trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng
Độ tuổi không quá 40 tuổi khi tuyển dụng lần đầu. Học vấn: Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Lý luận chính trị: có trình độ sơ cấp lý luận chính trị trở lên. Chuyên môn, nghiệp vụ: Trình độ tương đương sơ cấp chuyên môn ngành công an, đến sau năm 2015 phải có trình độ trung cấp trở lên. Nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải được bồi dưỡng chương trình huấn luyện trưởng công an xã
quản lý hành chính Nhà nước. Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn. Biết 01 thứ tiếng đồng bào dân tộc thiểu số nếu công tác ở vùng có đông có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
theo quy định của Công an cấp trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước. Sử dụng được các trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn.
4 Chỉ huy trưởng Quân sự
Độ tuổi không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu. Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông. Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ tương đương trung cấp về quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên. Nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải tương đương trung cấp quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý Nhà nước về quốc phòng cấp xã. Sử dụng thành thạo trang, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn. Biết 01 thứ tiếng đồng bào dân tộc thiểu số nếu công tác ở xã, phường, thị trấn có đông đồng
Độ tuổi không quá 40 tuổi khi tuyển dụng lần đầu. Học vấn: Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải có trình độ sơ cấp lý luận chính trị trở lên. Chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ tương đương sơ cấp chuyên ngành quân sự, đến sau năm 2015 phải có trình độ trung cấp trở lên. Nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải tương đương trung cấp quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý Nhà nước về quốc phòng cấp xã. Sử dụng được các trang, thiết bị
bào dân tộc thiểu số sinh sống. phục vụ công tác chuyên môn.
5 Văn
phòng - Thống kê
Độ tuổi không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu. Học vấn: tốt nghiệp trung học phổ thông. Lý luận chính trị: sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị với trình độ tương đương sơ cấp trở lên. Chuyên môn nghiệp vụ: nếu có hai công chức đảm nhận nhóm công việc này đồi hỏi có hai nhóm chuyên môn:Trình độ trung cấp chuyên môn nghiệp vụ ngành văn thư - lưu trữ hoặc trung cấp hành chính, trung cấp Luật trở lên. Trình độ trung cấp chuyên môn nghiệp vụ ngành thống kê hoặc thống kê - kế toán; Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn, kỹ thuật tin học trong công tác. Biết 01 thứ tiếng