Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở và cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak (Trang 47 - 55)

Hiện trạng

2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở và cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số

công chức người dân tộc thiểu số

2.2.1. Ưu điểm

2.2.1.1. Số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức chính quyền cơ sở cơ bản bảo đảm theo quy định

Theo thống kê của Sở Nội vụ, số lượng và cơ cấu của cả hai nhóm cán bộ và công chức chính quyền cơ sở cơ bản bảo đảm theo quy định, cụ thể là: Tính đến cuối năm 2010, tổng số cán bộ, công chức chính quyền cơ sở toàn tỉnh là 2.854 người, trong đó đảng viên 2.059 người (72,14%); số cán bộ, công chức chính quyền cơ sở tham gia đảng ủy xã phường thị trấn là 940 người (32,9%); nữ là 702 người (25%), dân tộc thiểu số 586 người (21%), có đạo 146 người (5,12%); về thời gian công tác dưới 5 năm có 1.101 người (36,6%), từ 5 đến 15 năm có 1.442 người (50,5%), 16 đến 30 năm 304 người (11%)[Phụ lục, biểu 1].

Riêng cán bộ chính quyền cơ sở tính đến hết năm 2010 là 868 người. Trong đó, tỷ lệ đảng viên khá cao có 843 người (97,1%); cán bộ nữ 87 người (10%); về thành phần dân tộc có 634 người là dân tộc Kinh, còn lại 234 người là dân tộc thiểu số (27 %), khá cao so với tỷ cán bộ người dân tộc thiểu số chung của toàn tỉnh hiện nay là 11,62%[15] và so với tỷ lệ cán bộ công chức, chính quyền cơ sở hiện nay; về tôn giáo có 89 cán bộ (10,3%) là người có đạo; về độ tuổi số cán bộ có độ tuổi từ 31- 45 là 420 người chiếm phần lớn (48,4%); số cán bộ tham gia cấp ủy cấp xã có tới 607 người (69,9%)[Phụ lục, biểu 2].

Đối với nhóm 7 chức danh công chức cấp xã toàn tỉnh hiện có 1.986 người, trong đó số đảng viên là 1.216 người (61,2%), nữ là 615 người (31%); về thành phần dân tộc, ở nhóm này công chức người dân tộc thiểu số là 352 người (17,7%); về tôn giáo có 57 công chức là người có đạo (3%); về tuổi đời, số công chức có độ tuổi từ 31- 45 là 1.031 người (51,9%) cao hơn nhóm cán bộ; số công chức tham gia

đảng ủy xã phường thị trấn là 333 người (17%) thấp hơn nhóm cán bộ; số công chức là đại biểu hội đồng nhân dâncấp xã cũng khá cao có tới 455 người (23%) [Phụ lục, biểu 3].

2.2.1.2. Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở đã được nâng lên

Nhìn chung trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở đã được nâng lên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Trong tổng số 2.854 cán bộ, công chức chính quyền cơ sở có tới 2.654 người tốt nghiệp trung học phổ thông (93,0%); số cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ lớn: Trung cấp 1.775 người (65,5%), cao đẳng 172 người (6,0%), đại học 368 người (12,9%); cán bộ, công chức có trình độ lý luận chính trị trung cấp, cao cấp có 1.219 người (42,7%); số cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước từ sơ cấp trở lên là 280 người (9,8%) kiến thức quốc phòng là 1.306 người (45,8%), kiến thức an ninh là 646 người (22,6%)[Phụ lục, biểu 4].

Riêng nhóm cán bộ số đã tốt nghiệp trung học phổ thông là 750 người (86,4%); về trình độ chuyên môn nghiệp vụ số cán bộ đã qua đào tạo là 562 người (74,7%), trong đó chủ yếu là trung cấp 351 (40,4%); về trình độ lý luận chính trị có 791 cán bộ (89%) đã được đào tạo về lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên; tỷ lệ cán bộ biết tiếng dân tộc thiểu số cũng khá cao có tới 248 người (27,3%); số cán bộ được bồi dưỡng về kiến thức quốc phòng - an ninh cũng tương tự, lần lượt là 581 người (66,9%) và 248 người (28,6%)[Phụ lục, biểu 5].

Tương tự như vậy ở nhóm công chức số công chức có trình độ trung học phổ thông là 1904 người (95,87%) cao hơn hẳn so với nhóm cán bộ. Điều này cũng dễ hiểu vì nhóm công chức có tuổi đời trẻ hơn, có điều kiện hơn trong việc học tập, nâng cao trình độ các mặt; về trình độ chuyên môn nhóm công chức có tới 1.881 người (94,7%) đã qua đào tạo cao hơn nhóm cán bộ; ngược lại về trình độ lý luận chính trị chỉ có 950 công chức (49,7%) đã qua đào tạo từ sơ cấp đến cao cấp, chủ yếu là trung cấp 522 (26,3%) và sơ cấp 435 (21,4%); tỷ lệ công chức đã học ngoại

ngữ, tin học cũng tương đối, nhiều hơn nhóm cán bộ, lần lượt là 296 người (15%) và 772 người (39%); số công chức biết tiếng dân tộc là 336 người (17%) và số công chức được bồi dưỡng về kiến thức quốc phòng 725 người (36,5%), an ninh 398 người (20%), thấp hơn nhóm cán bộ[Phụ lục, biểu 6].

2.2.1.3. Kỹ năng, phẩm chất, thái độ thực thi công việc của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở đã được quan tâm, chú trọng

Thời gian qua tỉnh Dak Lak đã làm khá tốt công tác bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng cho cán bộ, công chức chính quyền cơ sở. Chỉ tính riêng giai đoạn 2006-2010, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, con người… song tỉnh đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng trang bị kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng- an ninh, kỹ năng thực thi công việc, kỹ năng lãnh đạo quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, trong đó có cán bộ công chức chính quyền cơ sở. Kết quả là đến cuối năm 2010 đã có 472/736 cán bộ, công chức chính quyền cơ sở (64,1%) được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực thi công việc, lãnh đạo quản lý theo chức danh chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; có 1.824/1.920 (95%) công chức cấp xã được bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực thi công việc[17].

Ngoài việc chú trọng bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, tỉnh Dak Lak đã quan tâm chú trọng bồi dưỡng kỹ năng hành chính, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở. Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 31,69% dân số toàn tỉnh); trình độ dân trí ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp… khả năng giao tiếp của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số cả về chữ viết và ngôn ngữ còn hạn chế. Chính vì vậy, một trong những tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở của tỉnh Dak Lak là phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đến nay đã có 573 cán bộ, công chức chính quyền cơ sở (20,1%) đã theo học và có chứng chỉ tiếng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra còn có 331 cán bộ, công chức (11,6%) biết 01 ngoại ngữ

và 898 người (31,5%) có thể sử dụng được máy vi tính phục vụ cho công việc hàng ngày[Phụ lục, biểu 4].

Về phẩm chất, thái độ thực thi công việc của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở tỉnh Dak Lak những năm vừa qua cũng có sự chuyển biến khá tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đại đa số cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có xuất thân, trưởng thành từ phong trào quần chúng tại cơ sở. Chỉ tính riêng nhóm cán bộ cấp chính quyền cơ sở đã có 848 người (97,7%) là nguồn tại chỗ, chỉ có 20 người (2,3%) tăng cường từ trên xuống[Phụ lục, biểu 2]. Chính vì vậy cán bộ, công chức chính quyền cơ sở luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Đại đa số cán bộ, công chức chính quyền cơ sở có phẩm chất chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước; có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; tích cực tuyên truyền vận động nhân dân và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương…

Thái độ thực thi công việc có ý nghĩa rất quan trọng và nó lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố sức khỏe. Theo thống kê, đến cuối năm 2010 về độ tuổi của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở, số dưới 30 là 731 người (26%), từ 31 đến 45 là 1.451 người (50,8%), từ 46 đến 60 là 671 người (23,51%), trên 60 là 01 người[Phụ lục, biểu 1]. Qua số liệu này ta có thể thấy rõ số cán bộ, công chức trẻ, khỏe, đang trong độ tuổi sung sức ở các xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Dak Lak chiếm tỷ lệ khá cao; số cán bộ, công chức lớn tuổi (từ 46 tuổi trở lên và trên 60 tuổi) đã giảm đáng kể…

2.2.2. Hạn chế

2.2.2.1. Số lượng cán bộ, công chức chính quyền cơ sở chưa được bảo đảm, lại thường xuyên biến động vì nhiều lý do

Nhìn vào bảng thống kê số lượng cán bộ, công chức chính quyền cơ sở qua các năm từ 2006 đến 2010 có thể thấy rõ số lượng cán bộ, công chức chính quyền

cơ sở có sự biến động qua các năm. Cụ thể là tổng số cán bộ chính quyền cấp xã của tỉnh năm 2006 là 771 người, năm 2007 tăng lên 807 người, năm 2008 là 839 người, năm 2009 là 837 người và đến năm 2010 là 868 người. Trong khi đó, nhóm công chức năm 2006 là 1337 người, năm 2007 là 1480 người, năm 2008 là 1643 người, năm 2009 là 1664 người và năm 2010 là 1986 người[Phụ lục, biểu 8].

Sự biến động theo hướng tăng dần đều của số lượng cán bộ, công chức qua các năm một phần do có sự chia tách huyện, thành lập thêm các xã mới. Một số chức danh cán bộ, công chức do có biến động như thôi việc, nghỉ chế độ, không trúng cử, thuyên chuyển công tác…mà chưa củng cố kiện toàn kịp thời cũng dẫn đến số lượng cán bộ, công chức chưa bảo đảm. Đơn cử như vào cuối năm 2010, tổng số xã, phường, thị trấn của tỉnh Dak Lak là 184, số chủ tịch hội đồng nhân dân cấp xã chỉ có 178, phó chủ tịch hội đồng nhân dân 181 và chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã vào thời điểm thống kê cũng chỉ có 177 người. Đặc biệt, đối với số công chức chuyên môn nghiệp vụ thì sự biến động này lại càng lớn hơn. Lý do chính của tình trạng này là số cán bộ biến động qua mỗi kỳ bầu cử hội đồng nhân dân khá lớn và quan trọng hơn là chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ, công chức cấp xã hiện nay không thỏa đáng nên không thu hút, giữ chân được cán bộ, công chức, nhất là những cán bộ, công chức trẻ, có trình độ năng lực.

Nếu phân tích kỹ số liệu về thời gian công tác và thâm niên giữ chức vụ của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở hiện nay ta cũng có thể thấy rõ được vấn đề này. Số cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, có thời gian công tác từ 16 đến 30 năm tương đối thấp chỉ có 304/2.854 người (11%). Số cán bộ, công chức cấp xã có thời gian công tác dưới 5 năm là 1.101 người (38,6%) gấp gần 04 lần. Số cán bộ, công chức có thời gian công tác từ 5-15 năm lên đến 1.442 người (50,5%). Nhìn vào thâm niên giữ chức vụ hiện tại cũng vậy, số cán bộ, công chức có thâm niên dưới 5 năm vẫn nhiều nhất tới 1.561 người (54,7%); sau đó đến số cán bộ, công chức có thâm niên từ 5-10 năm là 1.061 người (37,2%) và số có thâm niên trên 10 năm chỉ có 232 người (8,1%)[Phụ lục, biểu 1].

2.2.2.2. Cơ cấu chưa hợp lý, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở còn thấp và không đồng đều

Nhìn vào cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở theo thống kê của Sở Nội vụ chúng ta có thể thấy rõ điều này. Trước hết xét về cơ cấu giới tính số cán bộ, công chức là nữ khá khiêm tốn, có 702 người (25%), nếu chỉ tính riêng ở nhóm cán bộ thì tỷ lệ này còn ít hơn chỉ có 87 người (10%). Về cơ cấu thành phần dân tộc mặc dù đã có sự phát triển khá nhanh thời gian gần đây nhưng cũng chỉ dừng ở mức là 586 người ( 21%) chưa bằng và tương xứng với tỷ lệ dân số. Về cơ cấu độ tuổi, ở nhóm cán bộ, số cán bộ có tuổi đời từ 46 đến 60 khá lớn là 408/868 người (47%), trong khi đó cán bộ trẻ dưới 30 rất thấp, chỉ có 39 người (4,5%). Tương tự như vậy ở nhóm công chức số người có độ tuổi dưới 30 chỉ có 692 người (35%), nhiều nhất vẫn là số công chức có độ tuổi từ 31-45 tuổi, có 1.031 người (51,9%). Điều này nói lên rằng số cán bộ, công chức, nhất là số cán bộ chính quyền cơ sở thiếu tính kế thừa và sự kết hợp hài hòa giữa 03 độ tuổi[Phụ lục, biểu 1].

Về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở, nếu phân tích riêng nhóm cán bộ có thể thấy vẫn còn một số lượng không nhỏ cán bộ chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, cụ thể có tới 114 người (13,1%) có trình độ văn hóa là trung học cơ sở, cá biệt còn 04 người mới tốt nghiệp tiểu học. Về trình độ chuyên môn số cán bộ chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khá lớn, lên đến 306 người (35,3%), số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học cũng thấp chỉ có 140 người (16,1%), số còn lại là trung cấp 351 người (40,4%). Về trình độ lý luận chính trị số cán bộ có trình độ cao cấp chính trị chưa nhiều chỉ có 55 người (6,3%), còn lại chủ yếu là trung cấp, số cán bộ có trình độ sơ cấp 97 người (11,2%) và chưa qua đào tạo lý luận chính trị 77 người (8,9%). Đặc biệt, mặc dù là cán bộ lãnh đạo, quản lý về mặt nhà nước ở địa phương (chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân) nhưng số cán bộ được đào tạo về quản lý nhà nước rất thấp. Chỉ có 05 người (0,6%) được đào tạo ở trình độ đại học, 68 người (7,8%) trung cấp và 73 người (7,8%) sơ cấp. Đây thực sự là một nghịch lý, chưa kể đến trong thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin nhưng số cán bộ biết tin học thấp có 126

người (14,5%). Đặc biệt, số cán bộ biết ngoại ngữ chỉ có 35 người (04%)[Phụ lục, biểu 5].

Đối với nhóm công chức do tuổi đời trẻ hơn, có điều kiện học tập nhiều hơn nên số công chức có trình độ văn hóa hơn hẳn nhóm cán bộ, cụ thể có 1.904 người tốt nghiệp trung học phổ thông (95,87%). Về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị lại theo chiều hướng ngược lại với nhóm cán bộ. Công chức có trình độ cao đẳng, đại học là 400 người (20,15%), tỷ lệ công chức chưa qua đào tạo cũng thấp hơn hẳn nhóm cán bộ có 105 người (5,3%). Trong khi đó, số công chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị chỉ có 03 người (0,2%). Số công chức chưa qua đào tạo lý luận chính trị lên đến 1.036 người (52,17%). Số công chức được đào tạo bồi dưỡng về quản lý nhà nước cũng rất thấp, đại học 11 người (0,6%), trung cấp 89 người (4,5%), sơ cấp 34 người (34%)[Phụ lục, biểu 6].

2.2.2.3. Sự hẫng hụt về số lượng, tiêu chuẩn cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là người dân tộc thiểu số

Ngoài số lượng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số sau nhiều năm vẫn giữ ở mức thấp: Năm 2000 tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số toàn tỉnh là 10,8% đến năm 2005 là 11,23% và hiện nay có 4.635/39.884 người (11,62%). Trong đó, cấp tỉnh có 1.247 người (3,13%) tổng số cán bộ của tỉnh; cấp huyện, thị xã, thành phố có 2.639 người (6,62%); cấp xã 749 người (1,87%)[15]. Thì sự hụt hẫng, chưa đáp ứng được về tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số ở tỉnh Dak Lak hiện nay cũng là điều rất đáng lưu tâm. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng cần phải có các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa để sớm khắc phục.

Theo thống kê của Sở Nội vụ[Phụ lục, biểu 7], về giới tính, số cán bộ, công chức nữ người dân tộc chiếm tỷ lệ thấp 88 người (15%), mặc dù đồng bào Tây Nguyên theo chế độ mẫu hệ. Về tuổi đời số cán bộ, công chức từ 46 – 60 tuổi khá cao, có 134 đồng chí (23%). Về trình độ văn hóa số cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số có trình độ trung học cơ sở còn tới 111 người (19%), cá biệt vẫn có 22 người (4%) có trình độ tiểu học. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ số cán bộ, công

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak (Trang 47 - 55)