Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở và cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak (Trang 42 - 44)

Hiện trạng

2.2.2.Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức chính quyền cơ sở và cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak

công chức người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak

Trong hệ thống hành chính nước ta xã, phường, thị trấn là cấp chính quyền cơ sở, nằm trong hệ thống chính quyền bốn cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Chính quyền cấp cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể về quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở; bảo đảm cho các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống; nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân. Để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã thì nhiệm vụ cơ bản, cấp bách hiện nay là xây dựng cho được đội ngũ cán bộ, công chức trước hết là cán bộ, công chức chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Là tỉnh miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Do đó, đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số luôn giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh. Cư trú, sinh ra và lớn lên ngay tại địa phương, ngay từ nhỏ đã gắn bó với núi rừng, với buôn làng, hơn ai hết cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số là những người thông thuộc địa hình, hiểu được phong tục, tập quán, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đồng bào nên lời nói, việc làm của họ có tính thuyết phục rất cao. Chính vì yêu quê hương, đồng cảm, hiểu được nỗi khổ của đồng bào mình nên họ không ngại khó, ngại khổ, tích cực, chủ động hướng dẫn đồng bào xây dựng nếp

sống mới, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển sản xuất hàng hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh... không ngừng phấn đấu vì sự phát triển, tiến bộ của cộng đồng.

Để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đòi hỏi sự quan tâm của các ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương, cần phải phát huy tất cả các nguồn lực, trong đó quan trọng nhất, hiệu quả nhất vẫn là nguồn lực tại cơ sở, nguồn lực nội tại trong đồng bào dân tộc thiểu số, và quan trọng nhất đó chính là nguồn lực con người. Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số chính là những đại biểu ưu tú nhất của đồng bào dân tộc tại cơ sở, họ có trách nhiệm vận động, hướng dẫn, cùng với đồng bào mình làm chủ quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; là nòng cốt giữ vững quốc phòng- an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Một dân tộc muốn phát triển, không thể chỉ trông chờ nguồn lực từ bên ngoài, mà dân tộc ấy phải chú trọng đến việc phát huy nội lực, phải quyết tâm, nỗ lực phấn đấu, tự thân vận động vươn lên, phát huy trí tuệ, năng lực sáng tạo; không thụ động, trông chờ, ỷ lại, cam chịu nghèo nàn, lạc hậu. Thực tế Dak Lak đã chứng minh, ở vùng đồng bào dân tộc, dù có tăng cường bao nhiêu cán bộ, công chức người Kinh có năng lực đến đâu đi nữa, cũng không thể thay thế được đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số. Vì vậy, cùng với củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị cấp cơ sở nói chung, phải không ngừng quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số để họ thực sự làm chủ cuộc sống, là chủ nhân của quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.

Là cấp trực tiếp, gần dân nhất, cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số chính là người đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, phát huy được tác dụng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Họ chính là cầu nối giữa đồng bào dân tộc thiểu số với Đảng, Nhà nước. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống hay không phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ

sở. Điều này, một mặt thể hiện năng lực của cán bộ, công chức trong việc vận dụng đúng đắn đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào tình hình cụ thể của địa phương và việc triển khai các kế hoạch, chương trình cụ thể đến từng xã, phường, thị trấn, thôn, buôn, tổ dân phố, đến từng người dân. Mặt khác, thể hiện uy tín của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở như thế nào, có được dân mến, dân tin hay không. Vì vậy, vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ ở đây rất quan trọng, vừa thể hiện chiều rộng, chiều sâu ở công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, vừa thể hiện ở kết quả của phong trào đó có được mọi người hưởng ứng hay không. Việc đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống phải được thể hiện qua kết quả của phong trào, trong nhận thức, tư duy và trong hành động của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Một chủ trương đúng, một nghị quyết hay nhưng thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai, thiếu phương pháp vận động quần chúng phù hợp thì chủ trương, nghị quyết đó khó có thể đi vào cuộc sống. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số, nếu được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, được rèn luyện, thử thách thì họ sẽ đóng vai trò tích cực, có hiệu quả nhất trong việc triển khai chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Là con em của đồng bào, trực tiếp ở cơ sở, gần gũi, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của đồng bào; giao tiếp với đồng bào bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ nên đồng bào dễ hiểu, dễ cảm thông và tin tưởng với những điều mà cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tuyên truyền, phổ biến, đây là lợi thế mà cán bộ người Kinh không thể có được…

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cán bộ, công chức chính quyền cơ sở người dân tộc thiểu số tỉnh Dak Lak (Trang 42 - 44)