- Đƣờng chuyền toàn đạc đƣợc bố trí dƣới dạng đƣờng chuyền phù hợp hoặc dƣới dạng có nút Cơ sở phát triển lƣới toàn đạc dựa trên các điểm tọa độ KV cấp 1,2 trở lên.
a. Yêu cầu trƣớc khi đo vẽ
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH LONG AN Trang: 65
- Máy móc và các trang thiết bị kỹ thuật phải đƣợc kiểm tra, kiểm nghiệm theo yêu cầu cụ thể cho từng loại thiết bị trƣớc khi tiến hành thi công.
- Trƣớc khi tiến hành đo vẽ chi tiết phải tiến hành công tác tuyên truyền phổ biến cho nhân dân hiểu đƣợc ý nghĩa, quyền lợi khi đƣợc cấp GCN, đổi GCN để họ ủng hộ cho công tác đo đạc. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị thi công, Sở TNMT với chính quyền địa phƣơng.
- Phải xác định chính xác ranh giới hành chính từng đơn vị cấp xã theo 364/CT trƣớc khi đo vẽ.
- Lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất theo mục 5.a QĐ 08/2008/QĐ-BTNMT. + Đơn vị thi công cần phối hợp chặt chẽ với Phòng TNMT huyện, Cán bộ địa chính cấp xã, các tổ dân phố, các tổ chức xã hội khác vận động và tổ chức họp để thông báo cho nhân dân thấy đƣợc tầm quan trọng của công tác đo vẽ BĐĐC, chủ SDĐ tự đóng mốc ranh giới thửa đất bằng các trụ bê tông, trụ đá hoặc cọc gỗ vững chắc, tồn tại lâu dài. Đây là công tác hết sức quan trọng nhằm đảm bảo độ chính xác khi đo vẽ và đăng ký cấp mới, cấp đổi GCN sau này. Đối với khu vực nhà cửa kiên cố, bán kiên cố dày đặc dùng sơn đỏ đánh dấu vị trí giáp ranh giữa 2 thửa đất thật chính xác, nếu ranh thửa đất trùng với nhà có tƣờng thì phải lƣu ý biểu thị rõ là tƣờng chung hay tƣờng riêng. Khu vực đất canh tác có bờ ruộng rõ ràng không cần đóng cọc ranh thửa.
+ Sau khi tiến hành công tác xác định ranh giới, mốc giới xong đơn vị thi công kết hợp với cán bộ địa phƣơng, chủ sử dụng đất tiến hành lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất theo mẫu hƣớng dẫn tại phụ lục 6 của tài liệu này.
+ Nhìn chung Bản mô tả ranh giới thửa đất đƣợc lập đối với tất cả các thửa đất (trừ các thửa đất đang tranh chấp) để cấp mới, cấp đổi GCN hoặc làm hồ sơ thuê đất ở tất cả các tỷ lệ bản đồ đƣợc thành lập.
+ Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đƣợc đóng thành quyển theo từng tờ BĐĐC, đồng thời ghép vào hồ sơ đăng ký, sau khi KTNT sẽ đƣợc giao nộp cùng với thành quả đo đạc thành lập BĐĐC.
- Cán bộ đo đạc, trƣởng ấp, tổ trƣởng dân phố (hoặc khu vực) cùng đi đến từng thửa đất để lập Bản mô tả ranh giới SDĐ, điều tra họ tên chủ sử dụng. Trƣờng hợp chƣa thống nhất đƣợc ranh giới thửa, thì đơn vị thi công cùng chính quyền địa phƣơng đến xác định điểm ranh giới thực tế đang sử dụng để tiến hành đo đạc và đƣợc thể hiện trên bản đồ bằng nét đứt. Khi nào chính quyền giải quyết đƣợc sẽ bổ sung chỉnh sửa.
- Tác nghiệp viên đo đạc cần phải phối hợp với chính quyền địa phƣơng, đề nghị các chủ SDĐ cung cấp bản sao (không cần công chứng) các giấy tờ liên quan đến thửa đất. Trƣờng hợp có nhiều chủ SDĐ dùng GCN thế chấp ở các Ngân hàng, Tổ chức tín dụng, … để vay vốn, Cán bộ địa chính lập danh sách và UBND cấp xã làm việc với các Ngân hàng, Tổ chức tín dụng, … để bảo lãnh mƣợn GCN để Photocopy tham khảo.
- Thu thập số liệu đất thổ cƣ hoặc các quyết định, quy định về hạn mức thổ cƣ, hạn đất đƣợc chia tách của cấp có thẩm quyền, làm cơ sở tách đất thổ cƣ đúng với diện tích đã cấp.
- Nếu trên cùng một thửa đất có các mục đích SDĐ khác nhau mà không có ranh giới rõ ràng thì cần yêu cầu chủ sử dụng đóng cọc tách riêng những phần đất này để đo vẽ, nếu không tách đƣợc thì đo gộp thửa và ghi chú rõ diện tích đất của từng mục đích sử dụng.
- Trƣờng hợp thửa đất đã đƣợc cấp mới, cấp đổi GCN hoặc có giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật đất đai, phải xác định ranh giới SDĐ theo GCN hoặc theo giấy tờ hợp lệ
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH LONG AN Trang: 66
đối với thửa đất, nếu ranh giới SDĐ theo hiện trạng không phù hợp với ranh giới SDĐ theo GCN hoặc giấy tờ hợp lệ thì cũng phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới SDĐ.
Trƣờng hợp có phản ánh về ranh giới SDĐ trên BĐĐC thì phải xác minh nguyên nhân và chỉnh sửa theo chứng cứ pháp lý.
Trƣờng hợp ranh giới SDĐ sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản là bờ thửa dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dƣới 0,5m thì ranh giới SDĐ là tâm bờ (diện tích bờ chia đều cho các bên), nếu rộng từ 0,5m trở lên thì ranh giới SDĐ là mép bờ (diện tích bờ thửa tính là diện tích đƣờng giao thông nội đồng).