- Đƣờng chuyền toàn đạc đƣợc bố trí dƣới dạng đƣờng chuyền phù hợp hoặc dƣới dạng có nút Cơ sở phát triển lƣới toàn đạc dựa trên các điểm tọa độ KV cấp 1,2 trở lên.
c. Xác định ranh địa giới hành chính
Qua công tác khảo sát thấy rằng đƣờng ĐGHC theo tài liệu 364/CT của khu đo nói chung đều phù hợp với hiện trạng quản lý của địa phƣơng, mặc dù vậy trƣớc khi tiến hành đo vẽ đơn vị thi công cần phải tuân thủ theo các bƣớc sau:
- Sử dụng ĐGHC đã đƣợc chuyển vẽ trên bản đồ ĐGHC kết hợp với hồ sơ ĐGHC theo tài liệu 364/CT và các loại bản đồ đã có để xác định, đối chiếu với thực địa, chuyển vẽ ĐGHC lên BĐĐC. Đối với các đoạn ĐGHC đi theo tim của các địa vật hình tuyến có độ rộng lớn, khó xác định tim nhƣ: sông, biển... thì đƣợc chuyển vẽ bằng cách số hoá từ bản đồ ĐGHC theo Chỉ thị 364/CT sau khi đã nắn chuyển thống nhất về hệ VN-2000.
- Mốc ĐGHC các cấp: Các mốc ĐGHC phải xác định tọa độ với độ chính xác nhƣ một điểm trạm đo và đƣợc thể hiện lên bản đồ.
- Khi biểu thị ĐGHC thì ĐGHC cấp cao thay cho ĐGHC cấp thấp.
Sau khi xác định ĐGHC phải lập biên bản xác định ĐGHC giữa các ĐVHC có liên quan (mẫu biên bản theo phụ lục 9 QĐ 08/2008/QĐ-BTNMT).
Biên bản xác định ĐGHC có thể lập riêng cho từng tuyến ĐGHC giữa 2 đơn vị cấp xã hoặc lập chung với các đơn vị cấp xã tiếp giáp nhau.
Trong quá trình đo vẽ, nếu có thay đổi ranh giới hành chính thì phải thể hiện cả hai đƣờng. Hồ sơ và thực tế có gì mâu thuẫn với nhau thì phải lập biên bản (có xác nhận của chính quyền sở tại) gửi Sở TNMT để Sở báo cáo lại UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Ngoài ra, đơn vị thi công phải kế thừa sản phẩm của phƣơng án KT-KT “Chuyển đổi bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp tỉnh Long An từ Hệ toạ độ HN-72 sang hệ toạ độ Quốc gia VN-2000”