a.1. Chọn điểm
Các điểm địa chính phải đƣợc chọn, chôn ở vị trí thoả mãn các quy định sau:
- Có khả năng thông hƣớng với xung quanh là tốt nhất, thuận tiện cho việc phát triển lƣới khống chế cấp thấp hơn và phục vụ đo vẽ chi tiết sau này.
- Vị trí đặt mốc đảm bảo ổn định lâu dài, có nền vững chắc khi chôn mốc không bị lún hoặc hƣ hại.
- Vị trí đặt mốc nên đặt ngoài hành lang an toàn giao thông, thủy lợi, không vi phạm lộ giới quy định.
- Đảm bảo góc nhìn xung quanh điểm không bị che khuất là 150 (từ điểm trạm đo nhìn lên bầu trời) trƣờng hợp có hƣớng bị che khuất khi lập lịch đo phải chọn đủ số vệ tinh tối thiểu chung cho trạm đo đồng thời có quỹ đạo không đi qua hƣớng đó.
- Mốc đặt ngoài phạm vi ảnh hƣởng của các đài phát sóng điện (tốt nhất là cách đài phát sóng điện không dƣới 500 m).
Ngoài ra khi chọn điểm chôn mốc còn phải tuân thủ các quy định sau:
+ Điểm địa chính đã đƣợc thiết kế tƣơng đối chi tiết trên bản đồ tỷ lệ 1:5.000 và đã đƣợc khảo sát ở thực địa, khi thi công vị trí điểm có thể đƣợc xê dịch, nhƣng các thông số kỹ thuật vẫn phải đảm bảo theo yêu cầu quy phạm quy định.
+ Các điểm mốc địa chính tạo thành các cặp điểm thông hƣớng nhau (nhìn thấy nhau từ mặt đất), chiều dài giữa 2 điểm có cạnh thông hƣớng nhau không ngắn dƣới 200 m.
a.2. Đúc mốc chôn mốc, làm tƣờng vây
Quy cách mốc, tƣờng vây điểm địa chính tuân theo phụ lục 4-1, 4-2; đối với điểm địa chính đƣợc gắn trên vật kiến trúc tuân theo phụ lục 4-3, riêng đối với khu vực khó khăn nền đất yếu, hoặc phải chọn vào địa vật có bề mặt quá nhỏ (đƣờng đắp, bờ ruộng...) tuân theo phụ lục 4-4 của văn bản này.
Bê tông khi đổ mốc, nắp hố ga phải đảm bảo có mác từ 200 trở lên. Đá sỏi có kích thƣớc từ 10 mm - 30 mm, cát vàng có kích thƣớc 1-5 mm, trƣớc khi trộn phải rửa sạch đá, sỏi. Tỷ lệ pha trộn nƣớc - xi măng - xát - đá là: 0,7-1-2-4.
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH LONG AN Trang: 51
a.3. Vẽ ghi chú điểm và bàn giao mốc
a.3.1. Ghi chú điểm toạ độ
Tất cả các điểm địa chính đƣợc thiết kế mới đều phải lập Ghi chú điểm. Trình bày Ghi chú điểm tuân theo phụ lục 5 của tài liệu này. Để thống nhất cho công tác vẽ ghi chú điểm, nay quy định cụ thể thêm nhƣ sau:
- Phần “Bản đồ địa hình khu vực điểm và sơ đồ hƣớng” thống nhất cắt từ file bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 đã có để đƣa vào cho trọn khuôn hình.
- Khi vẽ ghi chú điểm cần lƣu ý chọn 3 vật có tính chất cố định nhất, đặc trƣng nhất trong khu vực gần mốc làm vật chuẩn. Đo, ghi khoảng cách đến điểm định hƣớng tới 0,1m.
- Phần “Sơ đồ vị trí điểm” nếu khoảng cách đến các vật chuẩn < 50 m thì vẽ theo tỷ lệ 1/1.000, nếu khoảng cách đến các vật chuẩn > 50 m vẽ theo tỷ lệ 1/2.000. Trong trƣờng hợp các vật chuẩn hoặc các địa vật quan trọng khác trong khu vực điểm nếu vẽ theo tỷ lệ sẽ khó biểu thị và thiếu tính khái quát thì cho phép vẽ phi tỷ lệ nhƣng phải bảo đảm đúng hƣớng phƣơng vị và tƣơng quan giữa các điểm địa vật.
- Các điểm liên quan đƣợc hiểu là các điểm thông hƣớng với điểm đang vẽ ghi chú điểm này.
- Sai số định hƣớng, địa bàn định hƣớng đến các địa vật < 5°.
- Đƣờng đi tới điểm lấy mốc xuất phát từ UBND cấp xã nơi có điểm đó.
a.3.2. Biên bản bàn giao mốc toạ độ
Tất cả các điểm địa chính sau khi thi công xong đều phải lập biên bản bàn giao cho địa phƣơng lƣu giữ lâu dài. Mẫu Biên bản bàn giao mốc tuân theo phụ lục 6b QĐ 08/2008/QĐ- BTNMT.
a.3.3. Biên bản thoả thuận cho phép sử dụng đất để chôn mốc, làm tƣờng bảo vệ mốc (nếu có), tuân theo phụ lục 3 QĐ 08/2008/QĐ-BTNMT. mốc (nếu có), tuân theo phụ lục 3 QĐ 08/2008/QĐ-BTNMT.