Đặc điểm và nội dung của chi thường xuyên

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân hàng nhà nước tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 30 - 32)

Bằng các khoản chi thƣờng xuyên, Nhà nƣớc thể hiện sự quan tâm của mình đối với nhân tố con ngƣời trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, bằng chính các khoản chi này, Nhà nƣớc thực hiện các chức năng văn hóa, giáo dục, quản lý, an ninh - quốc phòng. Vốn chi cho mục đích tiêu dùng xã hội có thể huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau: cấp phát của

24

NSNN, nguồn tự tạo của các đơn vị thông qua hoạt động sự nghiệp, nguồn tài chính của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, nguồn huy động từ sự đóng góp của dân cƣ theo chính sách hoặc tự nguyện, biếu tặng và nguồn từ nƣớc ngoài thông qua hợp tác trong hoạt động sự nghiệp; trong đó, cấp phát tài chính của NSNN cho tiêu dùng xã hội là nguồn chính và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ số chi về tiêu dùng xã hội. Đặc điểm của chi thƣờng xuyên bao gồm :

- Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thƣờng xuyên đƣợc phân bố tƣơng đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa các năm trong kỳ kế hoạch.

- Việc sử dụng kinh phí thƣờng xuyên chủ yếu chi cho con ngƣời, sự việc nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia.

- Hiệu quả của chi thƣờng xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể nhƣ chi cho đầu tƣ phát triển.Hiệu quả của nó không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà đƣợc thể hiện qua sự ổn định chính trị-xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bện vững của đất nƣớc. Đặc điểm trên cho thấy vai trò chi thƣờng xuyên có thể ảnh hƣởng rất quan trọng đến đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia.

- Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc cấp có thẩm quyền giao. - Chi nhiệm vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí. - Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật).

Các khoản chi thƣờng xuyên thƣờng đƣợc thể hiện bằng:

- Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp lƣơng, các khoản đóng góp theo lƣơng, tiền thƣởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định.

25

- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi thuê mƣớn, chi vật tƣ văn phòng, chi công tác phí, chi các khoản đặc thù, chi sửa chữa thƣờng xuyên tài sản cố định, chi phục vụ công tác chuyên môn, chi đoàn ra đoàn vào.

- Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phƣơng tiện vật tƣ không theo các chƣơng trình dự án sử dụng nguồn kinh phí thƣờng xuyên.

- Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định, bao gồm: chi cho lao động trực tiếp thu phí, lệ phí.

- Các khoản chi thƣờng xuyên khác.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân hàng nhà nước tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 30 - 32)