Khái quát chung về huyện Kinh môn

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân hàng nhà nước tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 43 - 46)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, văn hóa và xã hội

Huyện Kinh Môn là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Hải Dƣơng, trong tổng số 25 xã, thị trấn của huyện thì 17 xã, thị trấn đƣợc nhà nƣớc công nhận là xã miền núi và đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc, toàn huyện có 3 thị trấn và 22 xã, diện tích khoảng 164 km2; Dân số 156.886 ngƣời (số liệu thống kê 01.4.2009). Huyện Kinh Môn nằm ở phía đông của tỉnh Hải Dƣơng, phía bắc giáp tỉnh Quảng ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía tây nam giáp huyện Kim thành, phía tây bắc giáp huyện Nam Sách và Chí Linh của tỉnh Hải Dƣơng. Huyện nằm kề bên 2 tuyến đƣờng Quốc lộ 5A và 18, đây là 2 tuyến giao thông quan trọng của quốc gia và vùng trọng điểm kinh tế phía bắc. Huyện đƣợc bao bọc và chia cắt bởi 4 song lớn (sông Kinh Môn, sông Kinh thầy, sông Đá vách, sông Hàn mấu).

Nhìn chung vị trí địa lý của huyện khá lý tƣởng: cách Hà nội khoảng 80 km, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía bắc, lại nằm kế bên 2 trung tâm kinh tế lớn là Quảng Qinh và Hải Phòng, giao thông thuỷ bộ tƣơng đối thuận lợi nên có điều kiện giao lƣu kinh tế với bên ngoài và đón nhận các cơ hội đầu tƣ. Địa hình huyện có địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng, nhiều sông ngòi chia cắt nên nơi cao, nơi thấp. Hiện còn khoảng 300 ha đất canh tác ven đồi thuộc địa hình cao và 700 ha đất ruộng trũng thƣờng bị ngập úng vào mùa mƣa. Địa hình nhƣ vậy cho phép huyện phát triển một nền kinh tế nông nghiệp, thủy sản, sản xuất hàng hoá đa dạng, toàn diện.

Kinh Môn có diện tích tự nhiên 16.326,31 ha trong đó đất nông nghiệp 8900 ha (chiếm 55%) có 7300 ha đất trồng cây hàng năm còn lại là đất trồng cây ăn quả lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản. đất thuộc phù sa cổ của sông Thái

37

Bình có độ PH từ 5,5 - 6,5, đồ phì thấp. Huyện Kinh Môn có 4 sông lớn chảy qua lên nguồn nƣớc mặt phong phú đủ đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Nguồn nƣớc ngầm bị nhiễm mặn, hàm lƣợng sắt cao không sử dụng đƣợc. Đối với tài nguyên rừng, Huyện có 1812 ha rừng trồng trên các đồi núi đất trong đó có khoảng 300 ha ven các đồi trồng cây ăn quả (nhãn, vải, na) và hơn 15.000 ha rừng đặc dụng đã bắt đầu khép tán.

Đặc biệt Kinh Môn đƣợc biết đến với trữ lƣợng đá vôi lớn, khoảng 300 - 400 triệu tấn trong đó khoảng 200 triệu tấn chất lƣợng tốt (hàm lƣợng caco3 đạt 90 - 97%) có thể khai thác làm xi măng, số còn lại làm vôi và đá xây dựng. Trữ lƣợng cao lanh của Kinh môn khoảng 40.000 tấn, bô xít 20 vạn tấn. Đất sét và đá phiến sét trữ lƣợng hạng chục triệu tấn khai thác phục vụ cho sản xuất xi măng, ngoài ra còn hàng triệu m3 cát ở các dòng sông.

Có thế nói, tiềm năng khoáng sản của Huyện Kinh Môn khá phong phú đặc biệt là vật liệu xây dựng là ƣu thế lớn của huyện làm tiền cho để phát triển công nghiệp đóng tầu, sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải đƣờng sông, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nhất là sản xuất vật liệu xây dựng (đá, xi măng, cát). Hiện nay, nhà mãy xi măng Hoàng Thạch 1,2,3 và nhà máy xi măng Phúc Sơn, xi măng Trung Hải… một trong những nhà máy xi măng lớn nhất của Việt Nam, đang đóng trên địa bàn huyện Kinh Môn.

Ngoài ra, Huyện Kinh Môn còn đƣợc biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử đƣợc xếp hạng quốc gia nhƣ Đền cao An Phụ, Động Kính Chủ, Động Hàm Long, Tâm Long, Đình Huề Trì, Đình Ngƣ Uyên. Hàng năm thu hút hàng vài chục vạn du khách thập phƣơng thăm viếng. Nhìn chung vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên của Kinh Môn rất thuận lợi cho phát triển kinh tế toàn diện. Song do địa hình bị chia cắt bởi sông ngòi, đồi núi nên nhu cầu về đầu tƣ ban đầu khá lớn để làm đƣờng, làm cầu, trạm bơm tƣới, tiêu.

2.1.2.Tình hình phát triển kinh tế của Huyện Kinh môn giai đoạn 2010-2013.

38

Cùng với tình hình kinh tế chung của thế giới và Việt Nam, trong giai đoạn 2010-2013, tình hình phát triển kinh tế của Huyện Kinh Môn cũng gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trƣởng, thu ngân sách đều đạt thấp so với kế hoạch, tốc độ tăng trƣởng các ngành nghề không đều và không ổn định.

Trong năm 2012, tổng giá trị sản xuất của huyện Kinh Môn chỉ đạt 3.003 tỷ đồng, tăng 2,86% so với năm 2011; giá trị sản xuất nông-lâm-thuỷ sản 452 tỷ 360 triệu đồng, đạt 99,91% kế hoạch, tăng 2,66% so với năm 2011; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 2.012 tỷ 457 triệu đồng, đạt 82,99% kế hoạch, giảm 1,14% so với năm 2011; giá trị sản xuất dịch vụ 538 tỷ 263 triệu đồng, đạt 106,1% kế hoạch, tăng 21,43% so với năm 2011. Sang năm 2013, mặc dù tổng giá trị sản xuất của huyện Kinh Môn đạt 3.343 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 11,3% so với năm 2012 nhƣng giá trị sản xuất nông- lâm-thuỷ sản 457 tỷ 700 triệu đồng, đạt 98,3% kế hoạch, tăng 1,2% so với năm 2012. Tốc độ tăng trƣởng chỉ yếu do sản xuất công nghiệp mang lại, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 2.247 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch, tăng 11,7% so với năm 2012; giá trị sản xuất dịch vụ 638 tỷ 300 triệu đồng, đạt 102% kế hoạch, tăng 18,6% so với năm 2012.

Trong giai đoạn 2010 đến nay, năm nào huyện Kinh Môn cũng có các chỉ tiêu cơ bản không đạt kế hoạch, ví dụ năm 2013 có 04 chỉ tiêu cơ bản chƣa đạt kế hoạch: Giá trị sản xuất nông nghiệp; cơ cấu lao động trong các ngành NN-CN-DV; thu ngân sách theo kế hoạch tỉnh giao và tỷ suất tăng dân số tự nhiên. Về nông nghiệp, nông thôn: chăn nuôi tiếp tục giảm. Thu hút các dự án trong các cụm công nghiệp còn chậm, xây dựng đƣờng giao thông nông thôn đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch. Hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kinh Môn còn nhiều khó khăn, ví dụ trong năm 2012, trên địa bàn huyện Kinh Môn có 576 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, trong đó huyện quản lý thuế 420 doanh nghiệp, bao gồm: 107 Công ty cổ phần, 237 Công ty TNHH, 33 doanh nghiệp tƣ nhân, còn lại là các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, trong năm 2012 cũng có có 25 doanh nghiệp giải thể, 207 doanh

39

nghiệp làm ăn thua lỗ, 120 doanh nghiệp gia hạn thời gian nộp thuế. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện còn hạn chế. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm và gặp nhiều khó khăn, tình trạng vi phạm luật đất đai, khai thác trái phép tài nguyên, khoáng sản vẫn xảy ra ở một số nơi. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc trong nhân dân của Huyện.

Đối với hoạt đồng tính dụng, tiền tệ, trong năm 2012, tổng số vốn huy động của 03 ngân hàng: Công thƣơng Nhị Chiểu, Nông nghiệp & PTNT và Chính sách xã hội là 2.115 tỷ đồng, đạt 95,5% kế hoạch; dƣ nợ cho vay 2.810,4 tỷ đồng, đạt 92,5% kế hoạch. Tổng nguồn vốn hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân 414 tỷ 803 triệu đồng, đạt 107,7% kế hoạch. Trong đó: vốn huy động tại địa phƣơng 351 tỷ 885 triệu đồng, đạt 109% kế hoạch; tổng dƣ nợ cho vay 363 tỷ 560 triệu đồng đạt 109,4% kế hoạch và đạt 87,6% tổng nguồn vốn.

Sang năm 2013. tổng số vốn huy động của 03 ngân hàng: Công thƣơng Nhị Chiểu, Nông nghiệp & PTNT và Chính sách xã hội là 2.434 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 10,8% so với năm 2012. Dƣ nợ cho vay 3.445 tỷ đồng, đạt 100% KH, tăng 13,7%. Tổng nguồn vốn hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân 501 tỷ 881 triệu đồng, tăng 21% so với năm 2012. Trong đó: vốn huy động tại địa phƣơng 414 tỷ 128 triệu đồng, tăng 17,7%; tổng dƣ nợ cho vay 443 tỷ 097 triệu đồng, tăng 22% và đạt 88,3% tổng nguồn vốn.

Có thể nói, trong giai đoạn 2010 đến nay, hoạt động kinh tế của huyện Kinh Môn gặp nhiều khó khăn, một số chỉ tiêu kinh tế không hoàn thành. Mặc dù có một số dâu hiệu khởi sắc trong năm 2013 nhƣng phát triển kinh tế của huyện Kinh Môn còn tiềm ẩn các nhân tố không bền vững.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân hàng nhà nước tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)