Cải tiến nội dung, phương thức lập và phê duyệt quyết toán chỉ

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân hàng nhà nước tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 76 - 80)

2.2.3 .Chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Huyện Kinh Môn

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thƣờng xuyên ngân

3.2.3. Cải tiến nội dung, phương thức lập và phê duyệt quyết toán chỉ

ngân sách

Quyết toán NSNN là khâu quan trọng, là nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị. Nhằm nâng cao chất lƣợng công tác lập báo cáo quyết toán, cần tuân thủ quy trình công tác lập báo cáo quyết toán nhƣ sau:

- Hàng năm, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách cần lập quyết toán ngân sách; phản ảnh đầy đủ các nguồn kinh phí ngân sách cấp và các nguồn khác đƣợc để lại. Phản ánh đầy đủ nội dung chi tiêu theo từng nguồn kinh phí theo mục chi gửi cơ quan tài chính để phê duyệt. Khi duyệt quyết toán, cơ quan tài chính phải xem xét toàn diện tính hợp pháp, hợp lệ, tính chính xác và phù hợp của các khoản chi tiêu. Nếu phát hiện các trƣờng hợp chi tiêu trùng lắp giữa các nguồn kinh phí, chi không đúng nội dung, tính chất kinh phí, cơ quan tài chính có quyền xuất toán, yêu cầu thu hồi giảm chi ngân sách.

- Báo cáo quyết toán phải thể hiện chi tiết các khoản chi chủ yếu chi cho con ngƣời, chi hội nghị, chi đoàn ra đoàn vào, chi mua sắm, sửa chữa... phân tích, so sánh giữa dự toán đƣợc duyệt hoặc chế độ, định mức quy định với thực tế làm cơ sở để cơ quan phê duyệt quyết toán xem xét. Trƣờng hợp các khoản chi chƣa rõ ràng, cơ quan, đơn vị phải giải trình cơ chế thực hiện nhằm ngăn chặn các khoản chi không phù hợp. Có nhƣ vậy việc phê duyệt quyết toán mới thật sự có chất lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu tiết kiệm, công khai ngân qũy nhà nƣớc.

Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, có một số khoản chi sai chế độ đã bị KBNN từ chối thanh toán nhƣng khi lập báo cáo quyết toán, đơn vị vẫn tiếp tục đƣa vào để trình phê duyệt. Một số khoản khi rút tại KBNN, đơn vị rút ở mục này nhƣng lại thực chi và quyết toán vào mục khác. Do không nắm

70

đƣợc cụ thể từng khoản chi nên CQTC đã phê duyệt quyết toán theo báo cáo của đơn vị gây nên sự chênh lệch số thực chi giữa đơn vị sử dụng ngân sách, CQTC và KBNN. Khi tổng hợp quyết toán ngân sách địa phƣơng, các thông tin bị sai lệch không phản ánh chính xác tình hình quản lý sử dụng ngân sách. Để đảm bảo số liệu phê duyệt quyết toán chính xác, yêu cầu báo cáo quyết toán do đơn vị sử dụng ngân sách lập trƣớc khi gửi CQTC hoặc cơ quan cấp trên phê duyệt phải đƣợc gửi đến KBNN đối chiếu, xác nhận. Mặt khác cần phải quy định thống nhất các chỉ tiêu, mẫu biểu áp dụng trong việc lập, đối chiếu xác nhận và phê duyệt quyết toán giữa các cơ quan gồm đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan chủ quản, KBNN và cơ quan tài chính.

Trên địa bàn huyện Kinh Môn có hàng trăm đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí ngân sách, với số chi ngân sách hàng năm hàng trăm tỉ đồng nên việc tập trung nhiệm vụ thẩm tra phê duyệt quyết toán do cơ quan tài chính thực hiện là quá lớn. Với số lƣợng biên chế không đủ, cơ quan tài chính khó có thể kiểm tra xem xét một cách đầy đủ toàn bộ nội dung và số liệu báo cáo quyết toán của từng đơn vị sử dụng ngân sách, dẫn đến việc phê duyệt quyết toán chỉ mang tính chất hình thức. Vì vậy, UBND huyện cần phân cấp cho các cơ quan chủ quản thực hiện thẩm tra phê duyệt quyết toán cho các đơn vị trực thuộc. Bởi lẽ, cơ quan chủ quản qua quá trình quản lý chỉ đạo nhiệm vụ công tác chuyên môn của ngành có trách nhiệm kiểm tra nắm sát đƣợc tình hình thực hiện chi tiêu tài chính ở đơn vị cấp dƣới, việc thẩm tra phê duyệt quyết toán sẽ sâu sát hơn, cụ thể hơn. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho cơ quan tài chính thẩm tra phê duyệt báo cáo quyết toán chi của đơn vị dự toán không có đơn vị chủ quản cấp trên và các đơn vi sử dụng kinh phí do cơ quan tài chính cấp phát bằng lệnh chi tiền; đồng thời tổng hợp báo cáo quyết toán chung của tất cả các cơ quan chủ quản, đơn vị thành tổng quyết toán chi ngân sách trên địa bàn để UBND huyện xem xét báo cáo HĐND trong các kỳ họp.

71

3.2.4 Đa dạng hóa nguồn lực tài chính hoạt động chi thường xuyên.

Đã đến lúc Nhà nƣớc cần nhận thức lại vai trò của mình, các cấp chính quyền cần thay đổi lại nhận thức về vai trò của Nhà nƣớc trong các hoạt động sự nghiệp. Hiện nay, Nhà nƣớc đã ôm đồng nhiều công việc mà các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác có thể thực hiện đƣợc trong tầm kiểm soát của Nhà nƣớc chính vì vậy nguồn chi ngân sách thƣờng xuyên bị dàn trải, không tập trung và thiếu động lực cho các đơn vị sự nghiệp đổi mới, nâng cao hiệu quả công việc. Do đó, trong thời gian tới, huyện Kinh Môn cần mạnh dạn đổi mới phƣơng thức quản lý, không ôm đồm những việc. Những hoạt động sự nghiệp nào mà khu vực tƣ nhân có thể đảm nhận đƣợc thì Nhà nƣớc chỉ đóng vai trò là ngƣời quản lý và giám sát chất lƣợng; còn đối với các hoạt động sự nghiệp không thể và không nên giao cho khu vực tƣ nhân, thì Nhà nƣớc sẽ là ngƣời cung ứng trực tiếp.

Nhà nƣớc tiếp tục đảm nhiệm vai trò cung cấp một số dịch vụ công có vai trò thiết yếu đối với XH, đầu tƣ để các đơn vị sự nghiệp công giữ vai trò chủ đạo điều tiết thị trƣờng; Nhà nƣớc chỉ nên đảm nhận các hoạt động sự nghiệp cung cấp các hàng hóa công cộng thuần túy mà không ai làm thay đƣợc. Các đơn vị sự nghiệp cũng đƣợc khuyến khích cạnh tranh với nhau và đƣợc phép tham gia đấu thầu nhƣ mọi đối tác trong nền kinh tế.

Đối với các hoạt động sự nghiệp cung cấp các hàng hóa công cộng không thuần túy, Nhà nƣớc nên mở rộng đối tƣợng cung ứng cho thị trƣờng. Chính phủ dựa vào cơ chế thị trƣờng để hoàn thiện cung ứng dịch vụ hoạt động sự nghiệp, tạo ra môi trƣờng cạnh tranh thông qua các biện pháp mở rộng thị trƣờng cung ứng dịch vụ công. Cách tiếp cận này cho phép Nhà nƣớc giảm gánh nặng về tài chính và giảm sự cồng kềnh trong tổ chức thực hiện cung ứng các hoạt động sự nghiệp. Mở rộng thị trƣờng ở đây đƣợc hiểu là đa dạng hóa nhà cung ứng dịch vụ hoạt động sự nghiệp, tạo điều kiện cho nhiều đối tƣợng tham gia vào cung cấp dịch vụ cho xã hội; tất nhiên là, những nhà cung cấp này phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Nhà nƣớc. Ví dụ, sự nghiệp

72

giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trƣờng... có thể tận dụng nhiều nguồn lực từ khu vực tƣ nhân để phát triển. Chỉ có đa dạng hóa và đổi mới tƣ duy quản lý, thì nguồn lực tài chính dành cho các đơn vị sự nghiệp thiết yếu, mang tính chất hành chính có thể đƣợc nâng cao, từ đó tạo động lực khuyến khích các đơn vị này hoạt động hiệu quả, giảm bớt tình trạng nhũng nhiễu, tham ô, lãng phí trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nƣớc.

3.3.5. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành ngân sách nhà nước của cán bộ quản lý tài chính - kế toán các cấp

Nguồn nhân lực luôn là khâu trọng yếu trong mọi chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Vấn đề không phải là ở số lƣợng mà chính là chất lƣợng cán bộ. Chất lƣợng cán bộ thể hiện trên một số phƣơng diện: Tƣ cách (thái độ trong công việc, quan hệ với đồng nghiệp, hành xử với công dân), Năng lực (trình độ chuyên môn, thời gian công tác, kinh nghiệm, quá trình rèn luyện, tự bồi dƣỡng,…) và Hiệu suất (mức độ hoàn thành công việc đƣợc gia, thời gian thực hiện, những sai sót và khả năng hoàn thiện sai sót, tác động ra bên ngoài của việc hoàn thành công việc đƣợc giao,…)

Một số giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý.

- Phân loại cán bộ nhà nƣớc: cán bộ hành chính, cán bộ sự nghiệp và chuyên viên để có chính sách sử dụng phù hợp.

- Xây dựng chỉ tiêu kiểm soát và đánh giá hoạt động của từng bộ phận, từng công chức trong mối đơn vị. Những chỉ tiêu này phải đƣợc thảo luận, thông qua và công bố minh bạch. Việc đánh giá hoạt động nói trên phải tiến hành thƣờng xuyên, định kỳ và phải gắn với chế độ khen thƣởng, kỷ luật hoặc đề bạt. Tuyệt đối tránh hiện tƣợng làm theo phong trào.

- Hạn chế tình trạng “nay ngƣời này mai ngƣời khác” khi tham dự các khoá tập huấn phục vụ chƣơng trình/dự án cấp quốc gia. Phần lớn đơn vị tham gia theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên và xem đây là nhiệm vụ bán chính thức nên không có chính sách cụ thể đổi với các cán bộ đƣợc đề cử. Điều này

73

ảnh hƣởng rất nhiều dến tiến độ và chất lƣợng của các chƣơng trình/dự án, nhất là những dự án quốc tế tài trợ.

- Tăng cƣờng hiệu lực giám sát của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức xã hội và ngƣời dân đối với công chức. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để mọi hành vi của công chúc đều đƣợc giám sát hiệu quả.

- Thƣờng xuyên củng cố hoạt động quy hoạch cán bộ. Xây dựng kế hoạch khả thi đào tạo đội ngũ kế cận ở trong và ngoài nƣớc.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân hàng nhà nước tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)