Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân hàng nhà nước tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 66 - 69)

2.2.3 .Chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Huyện Kinh Môn

2.4.3.Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

2.4. Đánh giá về công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tạ

2.4.3.Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhƣng có thể khái quát các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước còn nhiều thiếu sót về trình tự, lịch trình soạn thảo, nội dung chưa toàn diện và căn cứ thiếu vững chắc

Thời gian dành cho công tác lập dự toán NSNN hàng năm quá ngắn (chƣa đƣợc 01 tháng) và thời gian dành cho công tác phân bổ dự toán cũng quá ngắn (chƣa đƣợc 01 tháng) nên đã dẫn đến việc lập dự toán và phân bổ NSNN không sát với kế hoạch hoạt động của đơn vị sử dụng NSNN. Nhiều chính sách, chủ trƣơng ảnh hƣởng lớn đến chi thƣờng xuyên NSNN không đƣợc xem xét, quyết định trƣớc năm kế hoạch dẫn đến quá trình điều hành gặp nhiều khó khăn, bị động. Nhiều chính sách, chế độ mới đƣợc ban hành có ảnh hƣởng đến NSNN nhƣng không xác định rõ ràng, chi tiết nguồn kinh phí đảm bảo cũng gây khó khăn cho việc điều hành, cân đối ngân sách.

Lịch trình soạn thảo ngân sách chƣa gắn kết chặt chẽ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, với kế hoạch hoạt động của từng đơn vị sử dụng NSNN, vi phạm nhiều nguyên tắc quản lý ngân sách nhƣ nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc rõ ràng, minh bạch... Ngân sách chi thƣờng xuyên và ngân sách chi đầu tƣ phát triển đƣợc soạn lập một cách độc lập, riêng rẽ, không có sự gắn kết về nội dung, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực công; việc bố trí vốn để thu bổ, sửa chữa trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nƣớc không thực hiện đƣợc do ngân sách chi đầu tƣ không bố trí vốn cho công trình sửa chữa

60

có mức vốn đầu tƣ dƣới 1 tỷ đồng nhƣng ngân sách chi thƣờng xuyên cũng không thể bố trí vốn để thực hiện các công trình sửa chữa có mức vốn đầu tƣ trên 500 triệu đồng.

Các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện việc lập dự toán chi nhà nƣớc của đơn vị mình một cách sơ sài, thiếu căn cứ, cơ sở pháp lý, không có đầy đủ các thuyết minh, giải trình để cơ quan Tài chính nắm. Các nguồn thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán NSNN chƣa đồng bộ và chƣa đầy đủ, từ đó, chƣa phát huy tốt quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền và các đơn vị sử dụng ngân sách trong việc xây dựng dự toán NSNN. Sự gắn kết giữa dự toán chi NSNN với khả năng huy động các nguồn lực tài chính sẵn có ngoài NSNN vào thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế.

Thứ hai, việc phê chuẩn ngân sách nhà nước mang tính hình thức, thiếu những căn cứ thực tế và cụ thể

HĐND huyện tiến hành thảo luận, thẩm tra những đề nghị nhà nƣớc của UBND huyện và phê chuẩn để có căn cứ pháp lý cho việc thi hành ngân sách của chính quyền địa phƣơng. Với quyền cho phép và chấp thuận chi, HĐND huyện có thể chấp nhận hay sửa đổi những khoản kinh phí dành cho từng chƣơng trình, mục tiêu, từng lĩnh vực hoạt động mà UBND huyện đề nghị. Việc chấp nhận hay sửa đổi của HĐND huyện không chỉ ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế - chính trị của địa phƣơng mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thực thi nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị trong bộ máy quản lý nhà nƣớc của các cấp chính quyền. Vì vậy, HĐND huyện cần phải có những thông tin đầy đủ về từng chƣơng trình, dự án, từng lĩnh vực hoạt động mà các cấp chính quyền dự định thực hiện trong năm kế hoạch. Tất nhiên, để tiến hành thẩm tra, xem xét cụ thể thì cần phải có thời gian ít nhất là 01 tháng; song, do đặc điểm của hệ thống NSNN, dự toán ngân sách của từng cấp chính quyền huyện phải qua hai lần quyết định (quyết định của UBND tỉnh và quyết định của HĐND cấp huyện) trong khi đó, quyết định của UBND tỉnh về việc giao

61

nhiệm vụ thu - chi ngân sách cho cấp tỉnh đƣợc thực hiện trƣớc ngày 20/11 năm trƣớc; quyết định của UBND tỉnh về việc giao nhiệm vụ thu - chi ngân sách cho cấp huyện đƣợc thực hiện trƣớc ngày 10/12 năm trƣớc và dự toán ngân sách xã phải đƣợc quyết định trƣớc ngày 31/12 năm trƣớc (quy định tại Điều 40 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ). Với quỹ thời gian nhƣ trên thì việc xem xét, thẩm tra rõ ràng là mang tính hình thức, không xem xét những căn cứ thực tế, cụ thể là một tất yếu.

Thứ ba, tính chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước chưa nghiêm và định mức dự toán chi còn quá thấp chưa đáp ứng đúng thực tế do đó các đơn vị sử dụng NS khó thực hiện đúng dự toán được duyệt.

Chi thƣờng xuyên NSNN chƣa hƣớng đến kết quả đầu ra; điều này cũng do chức năng của hệ thống chính quyền hiện còn chồng chéo, chƣa rõ ràng, chƣa có tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động cụ thể; nhiệm vụ hàng năm xây dựng thiếu cụ thể nên khi thực hiện thƣờng lý giải sự tăng thêm những nhiệm vụ mới, hay do khối lƣợng công việc phát sinh để từ đó đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung ngân sách. Việc thực hiện các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN chƣa nghiêm. Trong quá trình lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN, kiểm soát các yếu tố đầu vào đƣợc coi trọng hơn là sự cải thiện kết quả đầu ra thông qua việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng cơ quan, đơn vị; do dó, dự toán NSNN dễ bị rơi vào tình trạng buộc phải điều chỉnh và dự toán NSNN đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt bị phá vỡ. Mặt khác định mức khoán chi còn quá thấp so với yêu cầu thực tiễn của công việc đề ra. Nâng định mức chi cao lên sát với thực tế sẽ tạo thuận lợi cho việc chấp hành nghiêm dự toán.

Một số văn bản hƣớng dẫn của địa phƣơng để triển khai thực hiện các chế độ, chính sách còn chƣa phù hợp; thậm chí là trái với chế độ, chính sách quy định của Trung ƣơng nhƣng không đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ kịp thời.

62

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN KINH MÔN

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân hàng nhà nước tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 66 - 69)