Đổi mới hệ thống ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân hàng nhà nước tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 71 - 72)

2.2.3 .Chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Huyện Kinh Môn

3.2.1.Đổi mới hệ thống ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thƣờng xuyên ngân

3.2.1.Đổi mới hệ thống ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà

nhà nước

Hiện nay, trong khi vẫn sử dụng hệ thống định mức phân bổ làm căn cứ để xác định nhu cầu ngân sách cho các cơ quan, tổ chức, ngành nghề, các cấp chính quyền, thì để có thể tập trung ngân sách cho các ƣu tiên phát triển KT- XH cần phải điều chỉnh lại các mức ngân sách phân bổ. Các lĩnh vực thuộc ƣu tiên của giai đoạn này cần phải nhận đƣợc nhiều ngân sách hơn, ngƣợc lại các lĩnh vực không thuộc đối tƣợng ƣu tiên của giai đoạn này chỉ nên duy trì ở mức cũ, hoặc tăng ít hơn so với mức tăng chi chung của các lĩnh vực. Khi có biến động tăng nguồn thu, thì cần phải xem xét tăng ngân sách phân bổ cho các lĩnh vực ƣu tiên trƣớc các lĩnh vực khác. Ngƣợc lại, khi có biến động giảm nguồn thu, thì phải xem xét, điều chỉnh giảm ngân sách phân bổ cho các lĩnh vực không thuộc đối tƣợng ƣu tiên trƣớc. Cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa ƣu tiên phân bổ ngân sách với ƣu tiên phát triển KT-XH và đảm bảo sự nhất quán trong phân bổ ngân sách giữa các năm.

Khi phân bổ và quản lý ngân sách vẫn theo một số hạng mục chi, chế độ, định mức chi, thì để hạn chế việc lạm dụng, sử dụng ngân sách bừa bãi cần phải ban hành đầy đủ các chính sách, chế độ chi tiêu. Tuy nhiên, vấn đề kiểm

65

tra, giám sát thƣờng cũng không dễ dàng, vì vậy, cần tăng cƣờng sự tham gia trực tiếp của dân. Thực tiễn cho thấy rằng, đối với các công trình, dự án có sự đóng góp của dân, có sự tham gia trực tiếp của dân thì hiệu quả của dự án thƣờng cao hơn. Đối với các công trình, dự án khác, cũng cần tăng cƣờng sự giám sát của dân. Tuy nhiên, để dân có thể tham gia giám sát đƣợc cần phải công khai, minh bạch, tăng cƣờng dân chủ ở cơ sở.

Cần đơn giản hoá và thay đổi vai trò của hệ thống các định mức chi tiêu. Hệ thống định mức chi tiêu cần mang tính định hƣớng (hƣớng dẫn), để cho những ngƣời sử dụng ngân sách có thể tự quyết định trong chi tiêu, miễn là đạt đƣợc hiệu quả, hiệu lực trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, không vi phạm tính kỷ luật tài chính tổng thể. Theo đó, cần xây dựng các chỉ tiêu về hiệu quả, công bằng, tính tƣơng hợp trong những giới hạn nguồn lực có thể đáp ứng.

Phân định rõ nội dung và phạm vi chi NSNN, tập trung nguồn lực thực hiện những nhiệm vụ khu vực tƣ nhân không thể hoặc ít có động lực tham gia. Ngay cả đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đối với một số khâu, một số công đoạn, có thể xem xét, tạo cơ chế cho khu vực tƣ nhân tham gia dƣới các hình thức PPP (quan hệ đối tác tƣ nhân - Nhà nƣớc); triệt để xóa bao cấp trực tiếp và hạn chế bao cấp gián tiếp từ NSNN; cơ cấu lại chi NSNN với cải cách hành chính cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan công quyền địa phƣơng. Đồng thời, hệ thống định mức chi tiêu cũng cần đƣợc xây dựng dựa trên nguồn lực tài chính toàn diện, không phân biệt nguồn trong ngân sách và ngoài ngân sách…

Cần thay đổi định mức chi hành chính trong việc phân phối nguồn lực tài chính giữa các khu vực hành chính sự nghiệp. Định mức chi hành chính cần đƣợc chi tiết hoá hơn để tăng thêm giá trị thực tiễn trong quá trình lập ngân sách.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên Ngân hàng nhà nước tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 71 - 72)