Các việc cần thực hiện: Cho biết hành vi có thể quan sát được mà người h ọc là như thế nào để chứng tỏ đạt được yêu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu xác lập mục tiêu môn vật lý đại cương tại các trường cao đẳng khối kĩ thuật công nghệ từ đó đề xuất ý tưởng đổi mới các thành tố còn lại của quá trình dạy học (Trang 25 - 30)

- Mức độ chuẩn xác: Mô tả mức độ hồn thiện cao hay thấp, chính xác tới mức nào của công việc mà người học cần đạt tới.

Chương II: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VỀ MỤC TIÊU VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TIÊU VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MƠN VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHỐI KỸ CƯƠNG TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHỐI KỸ

THUẬT-CÔNG NGHỆ.

2.1. Thực trạng mục tiêu môn VLĐC

Chúng ta đều biết rằng bất kì chương trình mơn học nào cũng được bắt đầu bằng việc xác định MT. MT môn học chỉ ra những mong muốn, yêu cầu mà người học phải đạt được sau khi học xong mơn học, nó có tính chất định hướng cho việc dạy và việc học. Mơn VLĐC khơng nằm ngồi quy luật đó. Muốn tìm hiểu thực trạng MT mơn VLĐC ở các trường CĐ khối KT-CN chúng tơi đi tìm hiểu xem MT môn VLĐC được xây dựng bởi những chủ thể nào? được xây dựng từ khi nào? được xây dựng dựa trên cơ sở nào? và nội dung của MT ấy là gì?

* Mục tiêu môn VLĐC được xây dựng bởi những chủ thể nào?

MT môn học được thể hiện trong đề cương chi tiết (ĐCCT) của mơn học đó. Vì vậy để tìm hiểu về MT mơn học chúng ta cần khảo sát trực tiếp ĐCCT.

Phỏng vấn một số GV dạy VLĐC ở các trường mà chúng tôi khảo sát, chúng tơi được biết q trình xây dựng ĐCCT được tiến hành như sau: Thơng thường người trưởng bộ môn sẽ xây dựng ĐCCT cho mơn học, sau đó ĐCCT được phân bổ tới từng GV đồng môn để mọi người xem xét, bổ sung hoặc chỉnh sửa. Khi cả tổ đã thống nhất thì ĐCCT được chấp nhận và nó chính thức được sử dụng cho q trình dạy học.

* Mục tiêu mơn VLĐC được xây dựng khi nào?

Với những ĐCCT chúng tơi thu thập được thì nói chung những ĐCCT mới nhất này được xây dựng gần đây, từ năm 2002 đến năm 2005. Cụ thể, có 2

trường xây dựng ĐCCT năm 2002, có 2 trường xây dựng ĐCCT năm 2003, có 4 trường xây dựng ĐCCT năm 2004, và có 2 trường xây dựng ĐCCT năm 2005. Tuy vậy, chúng tôi cũng thu thập cả những ĐCCT trước đó của một số trường trong những trường trên để tiện cho việc nghiên cứu.

* Mục tiêu môn VLĐC được xây dựng dựa trên cơ sở nào?

Về hình thức thì ĐCCT đã được cả tổ bộ mơn thơng qua và nhất trí, nhưng trên thực tế, nhìn chung đa số các GV đồng môn đồng ý với ĐCCT đã xây dựng ban đầu mà ít có sự bổ sung hay chỉnh sửa nào đáng kể. Nếu cần một sự trao đổi thực sự thì đó chỉ là sự thảo luận về nội dung kiến thức, chứ hoàn toàn không đề cập đến việc xác định MT như thế nào, cách thực hiện cụ thể từng MT ấy ra sao, cứ như đó là chuyện ngồi lề, dĩ nhiên, là điều không cần để ý và bàn cãi nữa. Khi tiếp xúc với người xây dựng ĐCCT để tìm hiểu về cơ sở của việc xây dựng ĐCCT, chúng tôi được biết rằng việc xây dựng ĐCCT mới này chủ yếu dựa trên ĐCCT đã sử dụng trước đó, cùng lắm cũng chỉ mới có được một sự tham khảo từ vài trường khác. Những thay đổi chỉ mang tính hình thức hoặc chỉ là sự thêm bớt nội dung, thời lượng cho phù hợp với chương trình mới nếu có (ở một số trường thay đổi thời lượng dành cho môn học).

* Nội dung của mục tiêu mơn VLĐC là gì?

Với 10 ĐCCT trong tay, chúng tôi liệt kê được 10 phần mục tiêu môn học được trình bày hết sức ngắn gọn. Trong đó, những nội dung được đề cập đến như sau:

Trường số 1 Làm cho SV các chuyên ngành kĩ thuật nắm được các kiến thức cơ bản về lĩnh vực cơ, nhiệt, điện, từ, thuyết tương đối, cơ lượng tử, nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

Trường số2: Giúp SV nắm được kiến thức cơ bản của chương trình VLĐC để nâng cao nhận thức về sự vận động của vật chất, làm nền tảng cơ bản tiếp thu tốt kiến thức các chuyên ngành kĩ thuật. Yêu cầu SV nắm vững các kiến thức

vật lý cơ bản của chương trình để có thể vận dụng tốt vào thực tiễn và làm cơ sở học tốt các kiến thức chuyên ngành.

Trường số3: Chia MT thành MT chung và MT cụ thể:

- MT chung: Nhằm cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản của cơ học, nhiệt học, điện học và vật lý lượng tử làm cơ sở cần thiết tiếp thu các môn học ở kỹ thuật cơ sở và các chuyên ngành kỹ thuật khác.

- MT cụ thể: Hiểu và nắm vững các khái niệm cơ bản, các định lí về Vật lý nói chung, giải thích được các hiện tượng vật lý liên quan trong đời sống và trong kỹ thuật

Trường số 4: MT của VLĐC 1 (cơ, nhiệt): SV nắm vững các định luật Newton, các định luật bảo toàn, các quy luật về chuyển động của chất lỏng và các nguyên lý nhiệt động lực học. Biết vận dụng các định luật trên để xác định chuyển động của chất điểm, của vật rắn, của chất lỏng, xác định các đại lượng đặc trứng cho trạng thái của chất khí bằng cách khảo sát q trình biến đổi năng lượng của chất khí.

MT của VLĐC 2 (điện từ): SV nắm vững các định luật về tương tác điện, tương tác từ, chuyển động của hạt trong điện trường và từ trường, mối liên hệ trong điện trường và từ trường biến thiên, sự hình thành sóng điện từ, định nghĩa và các tính chất của sóng điện từ đơn sắc. Biết vận dụng các định luật về tương tác điện từ, các định lý về điện trường và từ trường để xác định lực điện, lực từ và các đại lượng đặc trưng cho điện trường và từ trường. Khảo sát chuyển động của hạt điện trong điện trường và từ trường.

Trường số5:

- Cung cấp cho SV một cách tương đối có hệ thống, có chọn lọc những kiến thức cơ bản của môn VLĐC.

- Trang bị kiến thức căn bản giúp SV tiếp thu các môn học khác. Đồng thời nắm bắt được các pp nghiên cứu khoa học.

Trường số 6:

- SV phải hiểu được các khái niệm, các định luật, các thuyết, các hiện tượng và quá trình vật lý.

- SV phải biết vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những kiến thức vật lý để giải thích các ứng dụng thực tiễn và giải được các bài toán vật lý cơ bản.

- SV phải có tính chủ động và độc lập trong q trình học vật lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường số 7:

Phân chia MT mơn học theo mục đích và yêu cầu.

- Mục đích: Mơn Vật lý nhằm cung cấp cho SV các kiến thức cơ bản, trọng tâm của môn cơ sở, chuyên ngành có liên quan, đồng thời mở rộng thêm sự hiểu biết của SV về các hiện tượng vật lý, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho SV

- Yêu cầu: Đây là một mơn lý thuyết có thực hành. Sau khi học xong, SV phải nắm được:

+ Các kiến thức cơ bản: Các khái niệm vật lý, các định luật, các thuyết vật lý, các hiện tượng vật lý về các phần: cơ, nhiệt, điện, dao động.

+ Biết vận dụng vào các phần kiến thức có liên quan của các môn cơ sở, chuyên ngành.

+ Biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống để giải thích các hiện tượng vật lý xảy ra nhằm nâng cao sự hiểu biết.

+ Biết thao tác thực hành, có được sự cẩn thận, khéo léo trong hoạt động khoa học và kỹ thuật.

Trường số8:

- Trang bị cho SV một số kiến thức cơ bản về tính chất, quy luật của sự vật hiện tượng ở trình độ Cao đẳng.

- Rèn luyện cho SV phương pháp tự đọc để chiếm lĩnh kiến thức; phương pháp tư duy logic, khoa học; tinh thần say mê khám phá bản chất của các sự vật hiện tượng.

- Thơng qua thí nghiệm thực hành, rèn luyện cho SV tinh thần làm việc độc lập và hợp tác theo nhóm; tác phong làm việc khoa học.

Trường số 9:

- Truyền thụ cho SV các kiến thức cơ bản nhất, trọng tâm nhất để có khả năng tiếp thu kiến thức của các môn kĩ thuật cơ sở và kĩ thuật chuyên ngành mà mục tiêu đào tạo đòi hỏi, đồng thời mở rộng thêm sự hiểu biết của SV về các khái niệm, hiện tượng định luật và các quá trình vật lý xảy ra trong tự nhiên và kĩ thuật.

- Qua các bài luyện tập trên lớp và các bài thực nghiệm, một mặt rèn luyện cho SV kĩ năng, kĩ xảo tính tốn, pp học tập và đức tính kiên trì, cẩn thận trong hoạt động khoa học kĩ thuật.

- Bồi dưỡng cho SV một thế giới quan duy vật biện chứng độc lập, sáng tạo và phát triển tư duy.

Trường số 10:

- Trang bị kiến thức các phần cơ, nhiệt, điện-từ, quang, thuyết tương đối, cơ lượng tử, vật lý nguyên tử và hạt nhân.

- Rèn luyện các kỹ năng cần thiết

- Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa.

Với thực trạng việc xác định mục tiêu môn học như trên chúng ta có thể rút ra những nhận xét sau:

Một phần của tài liệu xác lập mục tiêu môn vật lý đại cương tại các trường cao đẳng khối kĩ thuật công nghệ từ đó đề xuất ý tưởng đổi mới các thành tố còn lại của quá trình dạy học (Trang 25 - 30)