- Về tính khoa học: Việc xây dựng MT mơn học hồn tồn khơng dựa trên m ột cơ sở khoa học nào mang tính thuyết phục, vì thực tế việc xây dựng ĐCCT
THEO MỤC TIÊU ĐÃ XÁC ĐỊNH.
4.2. xuất ý tưởng đổi mới cách sử dụng PPDH theo MT đã xác định
định
Trước khi đề xuất ý tưởng đổi mới cách sử dụng PPDH theo MT đã xác định chúng ta cần tìm hiểu về vấn đề PPDH hiện nay.
Phương pháp là cách thức để đạt tới mục đích nhất định, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định.
Phương pháp có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Tính mục đích là dấu hiệu cơ bản của PP: Mục đích nào, pp nấy. pp giúp con người thực hiện được mục đích của mình.
- Phương pháp có tính cấu trúc: Trên con đường đi tới mục đích con người phải thực hiện một loạt những thao tác được sắp xếp theo một trình tự lơgic, có hệ thống, có kế hoạch.
- Phương pháp gắn liền với nội dung: pp thay đổi tùy theo đối tượng nghiên cứu. Nội dung quy định pp, nhưng bản thân pp có tác động trở lại nội dung, làm cho nội dung phát triển lên một bước mới.
Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức làm việc phối hợp thống nhất của thầy và trò nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. PPDH bao gồm cả pp dạy và pp học.
Như vậy, PPDH gắn liền với mục đích dạy học, tức là gắn liền với MT của dạy học. Khi MT thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi ít nhiều của PPDH. Cùng với lịch sử cách tiếp cận MT như đã trình bày ở chương mở đầu của đề tài chúng ta có lịch sử phát triển tương ứng của PPDH, mà khái quát một cách cao nhất thì từ xưa đến nay chỉ có hai loại DH chính, đó là DH truyền thống và DH hiện đại.
Trong từng loại DH truyền thống hoặc hiện đại khái quát nhất nêu trên, lại có một số dạy học cụ thể nằm trong dạy học truyền thống hoặc dạy học hiện đại hoặc là sự giao thoa của cả dạy học truyền thống và hiện đại, như dạy học nêu vấn đề, dạy học chương trình hoa algorit, dạy học lấy người học làm trung tâm,
dạy học trên cơ sở vấn đề (problem - based learning), dạy học trên cơ sở dự án, dạy học trên cơ sở chủ đề,..v..v..
Dạy học truyền thống có thể phát biểu ngắn gọn là "thầy giảng giải - trò ghi nhớ", "thầy làm thay - trò ăn sẵn", hay "dạy học tái hiện", còn dạy học hiện đại là "thầy tổ chức - trị thực hiện", "thầy thiết kế - trị thi cơng", hay "dạy học sáng tạo".
Ở dạy học truyền thống, việc của thầy là truyền thụ tri thức cho trò, chứ khơng hướng dẫn trị pp để tìm ra tri thức ấy, do vậy mà trò được "ăn sẵn" tri thức ấy.
Ở dạy học hiện đại, về cơ bản, thầy khơng cung cấp cho trị những cái "ăn sẵn" như trong dạy học truyền thống, mà trị phải tự làm ra tri thức đó dưới sự tổ chức hướng dẫn của thầy.
Trong dạy học truyền thống, đã tồn tại suy nghĩ rằng các tri thức và kỹ năng thu được ở học đường có thể đủ dùng cho suốt cả đời người, và do vậy MT dạy học là cung cấp tri thức và luyện tập kỹ năng áp dụng tri thức theo mẫu. Tư tưởng dạy học truyền thống và kéo theo MT dạy học truyền thống đã thống trị suốt nhiều thế kỷ, và nó hồn tồn phù hợp trong điều kiện xã hội phát triển với nhịp độ tương đối chậm, tri thức và khoa học kỹ thuật chưa phát triển đáng kể.
Song kho tàng văn hóa của nhân loại là vơ hạn, tốc độ gia tăng tri thức lại ngày càng nhanh, đặc biệt từ giữa thế kỷ XIX trở đi, điều đó khiến cho những tri thức thu được ở nhà trường trở nên hạn hẹp. Để có thể sống và hoạt động suốt đời thì phải học suốt đời. Để học được suốt đời thì phải có khả năng tự học. Hơn nữa, xã hội hiện đại đòi hỏi con người khơng những phải có khả năng tự nắm bắt được thơng tin, mà cịn phải có năng lực đề ra và giải quyết những vấn đề mới, phải có khả năng sáng tạo. Lúc này, dạy học tự nó phải thay đổi, dạy học truyền thống được thay thế bằng dạy học hiện đại với MT dạy học khác.
Nhưng vấn đề đặt ra là có phải dạy học hiện đại loại bỏ hồn tồn cách dạy học truyền thống hay khơng? Ngày nay, tính vượt trội của dạy học hiện đại so
với dạy học truyền thống đã quá rõ ràng, do vậy, về cơ bản thì chúng ta phải dạy học hiện đại, nhưng đứng trên quan điểm của duy vật biện chứng giúp chúng ta có cái nhìn tồn diện hơn về vấn đề này, rằng dạy học hiện đại và dạy học truyền thống tuy có sự khác biệt nhất định, song chúng vẫn liên hệ với nhau, dạy học hiện đại khơng thể thốt ly hồn tồn dạy học truyền thống, dạy học hiện đại phải kế thừa dạy học truyền thống tùy thuộc vào nội dung dạy học và đối tượng người học. Vấn đề là liều lượng, mức độ và sự phối hợp sử dụng dạy học truyền thống trong dạy học hiện đại như thế nào đó cho phù hợp hồn tồn tùy thuộc vào trình độ và tay nghề của người thầy (giống như xe đạp là phương tiện truyền thống vẫn tồn tại cùng với ôtô là phương tiện hiện đại).
Sau khi đã tìm hiểu những vấn đề nêu trên, chúng tơi xin đề xuất một số ý tưởng về PPDH sau đây:
Ý tưởng 1: Bằng cách gợi mở, thông qua hệ thống câu hỏi, giúp SV xây
dựng hệ thống kiến thức họ đã biết ở phổ thơng, trên cơ sở đó phát triển và
hoàn thiện phần kiến thức chung ở trình độ cao đẳng.
PP phải gắn liền với nội dung, gắn liền với đối tượng người học. Do vậy, trước khi lựa chọn PPDH, nhất thiết chúng ta phải xem xét đến các yếu tố liên quan đó.
Về cấu trúc và nội dung chương trình VLĐC khơng khác là bao so với vật lý phổ thông, nhưng tiếp cận những tri thức ấy ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn, tiến gần hơn đến bản chất của sự vật hiện tượng. Chẳng hạn: Ở phổ thơng, vì ở lớp 10 học sinh chưa được học tích phân, do đó hầu hết các phép tính ở dạng tích phân như tính quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều, tính lực điện, lực từ,...chỉ dừng lại ở phép cộng tổng rồi tính theo các phép tốn hình học, thì ở trình độ ĐH-CĐ, người ta đưa về dạng tính tích phân và xét một cách tổng quát hơn. Ở phổ thơng, sự hình thành khái niệm cịn mang nặng tính áp đặt và xét trong phạm vi hẹp, khi lên ĐH-CĐ, người học thường biết nguyên do của sự hình thành một khái niệm, một đại lượng nào đó,.v.v..
Như vậy, nhìn chung khi học chương trình VLĐC, thường SV đã có những kinh nghiệm, quan niệm về kiến thức đó. Vì thế người GV cần xác định rõ rằng đây không phải là những kiến thức mới, do đó cần tổ chức cho SV khai thác những kiến thức đã có của mình, trên cơ sở đó, khắc phục những sai lầm họ thường mắc phải đồng thời phát triển đầy đủ hơn những mặt hạn chế về kiến thức của chương trình vật lý phổ thông.
Vậy, bằng cách gợi mở, thông qua hệ thống câu hỏi, giúp SV hệ thống lại kiến thức họ đã biết phần nào, gom những kiến thức rời rạc cịn nhớ được ít nhiều ở phổ thơng thành một mảng kiến thức liên kết chặt chẽ với nhau. Làm như thế, khiến SV ln phải lục lọi trí nhớ, ln phải hoạt động, để cuối cùng có được một hệ thống kiến thức bền vững, dễ nhớ, dễ sử dụng; bên cạnh đó, giúp GV biết được SV đã nắm kiến thức đến đâu để tránh lặp lại, vừa đỡ mất thời gian vừa khỏi gây nhàm chán cho SV, với những kiến thức "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Dĩ nhiên cách dạy và học này chỉ áp dụng cho phần kiến thức chung và chủ yếu là phần kiến thức mà SV đã được đề cập đến ít nhiều khi học phổ thơng. Cịn đối với phần kiến thức chung nhưng hoàn toàn mới mẻ với SV như phần thuyết tương đối của Einstein và cơ lượng tử thì GV cần kết hợp với những PPDH truyền thống tích cực để kết quả học tập của SV đạt kết quả tốt.
Ý tưởng 2: Sử dụng dạy học theo vấn đề (Problem - based learning)
cho phần kiến thức riêng, tức là giao cho từng nhóm SV hoạt động thực
tiễn đích thực để họ tự vạch chiến lược giải quyết vấn đề.
Cùng với sự phát triển của MT dạy học, quá trình dạy và học ngày càng thâm nhập sâu vào thực tiễn cuộc sống, vào chính cơng việc thiết thân hàng ngày của người học. Với đặc thù là trường nghề thì dạy học theo vấn đề là phù hợp và thiết thực vì SV sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận với máy móc thiết bị ở các xưởng trường, không những thế họ cịn có thể có được sự giúp đỡ và chỉ bảo của một lực lượng đông đảo SV ở các khoa trước với những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực hành hay đã đi thực tập.
Chẳng hạn: Với nhóm SV ngành cơ khí, ngành điện cơng nghiệp, GV có thể giao nhiệm vụ như: Tìm hiểu ngun tắc cấu tạo và hoạt động của một số máy móc thiết bị cơ khí và điện thơng dụng, cụ thể: Vẽ sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động, phân tích tính năng của các thiết bị,...
Hay: Chế tạo hay cải tiến một số thiết bị kỹ thuật.
Bằng những công việc như thế, không những giúp SV có thể phát triển tư duy ở trình độ bậc cao như phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo, mà còn giúp họ phát triển khả năng hợp tác khi làm việc theo nhóm, khả năng tự vạch ra và giải quyết vấn đề.
Ý tưởng 3: Cần giao nhiệm vụ rõ ràng và hướng dẫn cụ thể cách SV tự
học
Với cách thức dạy và học như đã trình bày ở trên rõ ràng sẽ cần nhiều thời gian cho SV làm việc, do vậy phần lớn kiến thức cần học GV giao cho SV tự học ngồi lớp.
Từ lâu, đã có rất nhiều cơng trình, đề tài nghiên cứu về PPDH, nhưng hầu như chỉ chú ý đến pp dạy của thầy là chính, mà vơ tình đã qn đi pp học của trị. Gần đây, tình hình đã có nhiều biến chuyển, pp học của trò đang được nhiều nhà giáo dục quan tâm. Dạy và học là một quá trình thống nhất biện chứng, do đó muốn đổi mới q trình dạy học cần phải đổi mới cả hoạt động dạy và hoạt động học.
Xét về hình thức, cơng việc tự học bao gồm các công việc bộ phận như: công việc trang bị kiến thức (đọc sách, nghiên cứu tài liệu, nghe giảng, thảo luận, .v.v..), công việc rèn kỹ năng, thao tác (thao tác tư duy, thao tác thí nghiệm, thiết kế sơ đồ cấu tạo.v.v..)
Xét về bản chất: công việc tự học là công việc của suy nghĩ, của sự vận hành trí óc, bởi tất cả các công việc tự học như trên đều phải suy nghĩ, phải tư duy. Vậy, bản chất của công việc tự học là tư duy. Như vậy tự học phù hợp với MT rèn kỹ năng tư duy cho người học.
Những công việc mà GV giao cho SV tự học ở ngồi lớp khơng phải nói một cách chung chung, mà GV phải hướng dẫn thật cụ thể trên ba phương diện:
- Làm việc gì?
- Dùng tài liệu nào để làm? - Cách làm ra sao?
Và khâu cuối cùng chắc chắn phải có, đó là GV cần kiểm tra và đánh giá việc tự học của từng SV, từng nhóm SV một cách rõ ràng.
Các việc làm của SV ở ngoài lớp phải là một hệ thống việc làm được GV tính tốn chi li, kỹ lưỡng, nhằm từng bước rèn luyện được từng kỹ năng cho SV.
Đối với phần kiến thức chung: là kiến thức cơ bản cho mọi ngành học thì ở trên lớp GV sẽ giúp SV hệ thống lại mảng kiến thức cần quan tâm, cụ thể khi học mục "các lực cơ học thường gặp" của chương II phần cơ học, thì hệ thống kiến thức sẽ gồm có lực trọng trường (lực hấp dẫn), phản lực, lực căng, lực đàn hồi, lực ma sát, mà trong lực ma sát lại phải tìm hiểu về lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ, lực ma sát lăn.
Từ đó GV u cầu SV tự tìm hiểu từng yếu tố nêu ra trong hệ thống kiến thức trên, nhưng cần hướng dẫn cụ thể SV phải làm cơng việc gì? Chẳng hạn
* Công việc cần làm
- Đặc trưng của lực là gì? - Định nghĩa lực
- Nêu đơn vị của lực
- Nêu định nghĩa (nếu có), điều kiện xuất hiện, đặc điểm, tính chất của từng lực đã liệt kê trong hệ thống.
* Tài liệu tham khảo
- Tài liệu tham khảo bắt buộc: Giáo trình VLĐC do bộ mơn của trường soạn; Dương Trọng Bái - Tô Giang - Nguyễn Đức Thâm - Bùi Gia Thịnh (2000), Vật lý 10 (Sách giáo khoa), Nxb Giáo dục; Lương Duyên Bình (2000), Vật lý đại cương tập 1,2,3, Nxb Giáo dục.
- Tài liệu tham khảo khuyến khích: David Halliday-Robert Resnick-Jearl Walker (2002), Cơ sở vật lí, tập 1,2, Nxb Giáo dục; Lê Nguyên Long - Nguyễn Khắc Mão (2001), Vật lý-Công nghệ-Đời sống, Nxb Giáo dục.
* Cách làm
Nghiên cứu các tài liệu được giới thiệu, bắt đầu từ những tài liệu bắt buộc, dễ hiểu và đơn giản hơn. Ghi lại những điều chưa hiểu, những chỗ thắc mắc, những chỗ không thống nhất giữa các tài liệu với nhau. Có thể so sánh, đánh giá, phần kiến thức đó trong từng tài liệu.
Cịn đối với phần kiến thức riêng: là phần đi sâu hơn về một lĩnh vực kiến thức cụ thể đối với chuyên ngành nào đó hoặc phần vận dụng kiến thức chung đã học vào chuyên ngành thì GV nên yêu cầu SV đi tìm hiểu thực tế về nguyên tắc cấu tạo, sự hoạt động của các thiết bị, máy móc liên quan đến ngành học đó trong các tài liệu chuyên ngành, các xưởng thực tập, phịng thí nghiệm, ở bất kì nơi nào SV có thể tiếp cận máy móc để khám phá tìm hiểu, hoặc được sự chỉ dẫn của người trong nghề. Chẳng hạn trong phần "các lực cơ học thường gặp" này, đối với SV ngành cơ khí, điện cơng nghiệp sẽ có phần cần đi sâu hơn về lực ma sát. Ngoài cách hướng dẫn SV các bước tự học như phần chung ở trên cịn có những yêu cầu và hướng dẫn riêng cho SV những ngành này là:
Phần hướng dẫn cơng việc có thêm sự tìm hiểu về:
- Các cách phân loại lực ma sát.
- Nêu những lực ma sát xuất hiện trong hoạt động của các thiết bị, máy móc thơng dụng liên quan đến ngành học: đó là lực ma sát gì? liên quan đến cơ chế hoạt động như thế nào của thiết bị, máy móc đó?
- Từ đó nêu những trường hợp có lợi cũng như có hại của lực ma sát đó. Cách phát huy những trường hợp có lợi và cách khắc phục trường hợp có hại của lực ma sát.
- Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của thiết bị kỹ thuật nào đó có liên quan đến kiến thức đáng quan tâm, từ đó cải tiến hay chế tạo những thiết bị kỹ thuật hiện tại (hoặc đề xuất ý tưởng).
Phần hướng dẫn tài liệu tham khảo có thêm các tài liệu chuyên ngành có liên quan đến lực ma sát như: nguyên lí máy, ma sát học.
Phần hướng dẫn cách làm có thêm: SV xuống các xưởng thực tập, phịng thí nghiệm, các nhà máy, cơng trường,... để tìm hiểu, học hỏi về vấn đề đang quan tâm.
MT nhận thức chia làm 6 mức độ: Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Lâu nay, nhìn chung trong quá trình dạy học chúng ta chủ yếu mới đạt được ba mức độ đầu. Hiện nay, các mức độ phân tích, tổng hợp, đánh giá ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Và trong đề tài này chúng tôi cố gắng bước đầu đạt tới các mức độ này. Điều này chúng ta thấy rõ hơn thông qua những phần kiến thức chuyên biệt dành cho từng ngành học khác nhau, khi đó SV phải tiếp cận thực với thực tiễn, đặc biệt là với những thiết bị, máy móc có thật liên quan