Mục tiêu thái độ

Một phần của tài liệu xác lập mục tiêu môn vật lý đại cương tại các trường cao đẳng khối kĩ thuật công nghệ từ đó đề xuất ý tưởng đổi mới các thành tố còn lại của quá trình dạy học (Trang 47 - 50)

- Về tính khoa học: Việc xây dựng MT mơn học hồn tồn khơng dựa trên m ột cơ sở khoa học nào mang tính thuyết phục, vì thực tế việc xây dựng ĐCCT

THUẬT-CÔNG NGHỆ

3.3. Mục tiêu thái độ

1. Chúng ta thấy vật lý học có rất nhiều ứng dụng trong mọi hoạt động của con người, do đó nó có nhiều cơ hội để góp phần giáo dục cho SV lịng u nước. Bằng cách nêu lên những ứng dụng vật lý trong thực tiễn đã giúp ích cho đời sống con người, từ đó giúp SV u thích mơn học, rồi dần dần hình thành khát vọng tìm tịi, vận dụng, và sáng tạo ra những máy móc thiết bị hữu ích phục vụ con người, đặc biệt là những máy móc liên quan đến ngành học. Bên cạnh đó, thơng qua những tác động trở lại của tự nhiên đối với con người, mà nguyên nhân do chính con người gây ra, giáo dục SV có thái độ gìn giữ và bảo vệ mơi trường (như vấn đề về hiệu ứng nhà kính). Việc nêu tấm gương nghiên cứu khoa học của một số nhà bác học nổi tiếng nhằm giáo dục SV thái độ đối với lao động, với nghiên cứu khoa học.

Như vậy, VLĐC giúp SV hiểu và vận dụng những kiến thức vật lý để bảo

vệ và cải tạo điều kiện, môi trường sống và làm việc.

2. Xét một cách tổng quát nhất, thái độ bao gồm thái độ của con người đối với thiên nhiên và thái độ của con người đối với con người. Nói một cách khác, cần trang bị cho SV thế giới quan (chủ yếu là thế giới quan duy vật biện chứng), và nhân sinh quan (chủ yếu là nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa).

Thế giới quan bao gồm những quan điểm về sự tồn tại và vận động của thế giới khách quan. Nhân sinh quan là quan điểm, thái độ ứng xử của mỗi người trong cộng đồng xã hội. Thế giới quan và nhân sinh quan sẽ chỉ đạo hành vi của

mỗi người khi tiếp xúc với tự nhiên và xã hội. Có thế giới quan đúng đắn, con người sẽ hành động phù hợp với quy luật của tự nhiên, từ đó, có thể làm cho hiện tượng tự nhiên diễn ra theo chiều hướng có lợi cho con người. Bản thân con người cũng là một thực thể khách quan vận động và phát triển có quy luật, do đó, thế giới quan đúng đắn giúp cho thái độ ứng xử giữa con người với nhau đúng đắn. Ngược lại, nhân sinh quan đúng đắn không chỉ dừng lại ở thái độ ứng xử giữa con người với nhau mà còn định hướng cho con người trong việc khai thác tự nhiên phục vụ lợi ích của mình. Mỗi mơn học đều phải thực hiện cả hai mặt đó của giáo dục tư tưởng. Tuy nhiên, tuy đặc thù của mỗi môn học mà nội dung giáo dục và cách làm cụ thể sẽ khác nhau.

Triết học, mà đặc biệt là triết học duy vật biện chứng, luôn hiện hữu trong mọi khoa học khác. Mối liên hệ giữa triết học và vật lý học đã được xác lập từ thời xưa, và từ khi vật lý học trở thành một khoa học thật sự thì mối quan hệ ấy ngày càng rõ nét, càng mật thiết, và bổ sung lẫn nhau. ở các trường CĐ khối KT-CN, ngoài việc SV được tiếp thu kiến thức về triết học duy vật biện chứng lần đầu tiên qua bộ môn triết học khi bước vào các trường CĐ, thì VLĐC là mơn học hỗ trợ đắc lực cho việc trang bị thế giới quan duy vật biện chứng cho SV thông qua những bằng chứng về sự đúng đắn của những quy luật, những cặp phạm trù phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực - nền tảng của phép biện chứng duy vật (như quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, quy luật lượng đổi, chất đổi,...), nó là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng triết học duy vật biện chứng trong q trình hiểu và giải thích các sự vật hiện tượng, giúp SV có niềm tin vào tính duy vật biện chứng của thế giới khách quan, giúp cho việc học và vận dụng triết học trở nên thiết thực và hiệu quả, đúng hướng của nguyên tắc dạy học: học đi đôi với hành

Vậy phải giúp SV có niềm tin vào thế giới quan duy vật biện chứng.

3. Vật lý học có cái đẹp của sự đơn giản, gọn gàng về cấu trúc trong các công thức; về sự tương tự của những kiến thức khác biệt nhau; về phạm vi áp

dụng của các định luật; về sự chặt chẽ, logic, ln có tính kế thừa của lịch sử phát triển vật lý học; về tính vững bền của một số định luật; .v.v..

Ví dụ: 3 định luật Newton đã chi phối sự chuyển động của toàn bộ vũ trụ, từ các nguyên tử (vi mô) cho tới các hệ hành tinh (vĩ mô). Phạm vi áp dụng của 3 định luật Newton rộng lớn là vậy, nhưng chúng ta thấy công thức của định luật 2 Newton lại vô cùng đơn giản: a�⃗ = mF��⃗

Một lý do sức quan trọng cho sự tồn tại của các môn thuộc khoa học cơ bản nói chung và Vật lý học nói riêng, đó chính là tính vững bền của hệ thống kiến thức. Nói cách khác, trong phạm vi kiến thức, thì kiến thức cơ bản lâu lão hóa. Chẳng hạn, cơ học Newton đã đạt được những thành tựu to lớn trong suốt hai thế kỷ, hay đã tròn 100 năm nay mà thuyết tương đối vẫn là một trong hai cái nền vững chắc của Vật lý học hiện đại. Và cũng chính vì vậy mà chúng ta cần coi trọng việc dạy và học kiến thức cơ bản để tạo một sự ổn định lâu dài.

Vậy, có thể giáo dục thẩm mỹ cho SV thơng qua những cái đẹp của vật lý học. Rèn luyện tính chặt chẽ, logic và tinh thần làm việc một cách khoa học.

Tóm lại, đối với mơn VLĐC thì MT về lĩnh vực thái độ là:

- Giúp SV hiểu và vận dụng những kiến thức vật lý để bảo vệ và cải tạo điều kiện, môi trường sống và làm việc

- Giúp SV có niềm tin vào thế giới quan duy vật biện chứng

- Giáo dục thẩm mỹ cho SV thông qua những cái đẹp của Vật lý học. - Rèn luyện tính chặt chẽ, logic và tinh thần làm việc một cách khoa học.

Chương IV: ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG ĐỔI MỚI CÁC THÀNH TỐ CÒN LẠI CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

Một phần của tài liệu xác lập mục tiêu môn vật lý đại cương tại các trường cao đẳng khối kĩ thuật công nghệ từ đó đề xuất ý tưởng đổi mới các thành tố còn lại của quá trình dạy học (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)