- Về tính khoa học: Việc xây dựng MT mơn học hồn tồn khơng dựa trên m ột cơ sở khoa học nào mang tính thuyết phục, vì thực tế việc xây dựng ĐCCT
2.2.3. Thực trạng về cách thức kiểm tra đánh giá trong dạy học
- Chúng tôi được biết, hiện nay tại các trường mà chúng tơi khảo sát, q trình đánh giá SV học mơn VLĐC chỉ thông qua một điểm thi cuối học phần, đa số các trường thi bằng hình thức tự luận (hàm ý trắc nghiệm tự luận), có 2/10 trường (chiếm 20%) thi bằng hình thức trắc nghiệm (hàm ý là trắc nghiệm khách quan). Việc kiểm tra kết quả học tập của SV chưa được coi trọng, và chưa thường xuyên. Cũng có trường có những bài kiểm tra sau mỗi phần, giữa kì và được coi là điểm điều kiện để xét dự thi chứ khơng lấy điểm, nhưng dường như đó chỉ là hình thức nhằm đơn đốc phần nào ý thức học tập của SV, nhằm "hù " SV là chính, chứ ít có tác dụng thực sự trong việc ĐG.
- Một đề thi tự luận ở các trường này thường là đề đóng (tức SV khơng được sử dụng tài liệu), thường gồm 4 hoặc 5 câu, trong phần hỏi lý thuyết chủ yếu thuộc dạng trình bày về một vấn đề lý thuyết mà SV đã được học, phần bài tập thường phân bổ mỗi phần một câu, và thường nặng về khâu tính tốn.
- Thực chất của q trình ĐG khơng chỉ nhằm vào việc xác định thành tích học tập của từng cá nhân SV riêng lẻ, không phải là sự đậu hay rớt của người học mà trước hết và chủ yếu là ĐG sự phù hợp của MT môn học. Nhưng thực tế việc thi cử đã không phản ánh đúng bản chất của ĐG, bởi vì chúng ta có thể thấy cùng một chương trình dạy học, nhưng mức độ ĐG lại rất khác nhau (thường xảy ra ở những trường không thi chung đề), để có trường hợp, lớp này gặp đề thi khó, SV rớt nhiều; trong khi ở lớp kia gặp đề thi dễ, SV lại đậu hết. Điều này gây nên sự bất bình lớn từ phía SV, khiến họ thiếu tin tưởng vào tính cơng bằng của q trình đào tạo mà chúng ta đang hướng tới.
- Việc ĐG thiếu công bằng như trên phải chăng là do thiếu tính khoa học trong q trình ĐG, mà chung quy cũng xuất phát từ việc xác định một MT không thiết thực. Trong khi kiến thức phải đi đơi với u cầu về trình độ nhận thức, rồi từ đó mới có những chuẩn mực hướng cho việc ĐG những MT đề ra.
- Với câu hỏi: "Xin q Thầy, Cơ cho biết ý kiến của mình về sự cần thiết cửa việc thi và kiểm tra mơn VLĐC bằng thình thức trắc nghiệm", kết quả thu được như sau:
+ Có 24/32 phiếu (chiếm 75%) đồng ý với việc nên thi bằng hình thức trắc nghiệm.
+ Có 3/32 phiếu (chiếm 9,38%) khơng đồng ý với việc thi bằng hình thức trắc nghiệm.
+ Có 5/32 phiếu (chiếm 15,62%) thì cho rằng nên kết hợp cả hai hình thức thi: trắc nghiệm và tự luận.
Như vậy, tỉ lệ số GV ủng hộ cho hình thức thi trắc nghiệm là khá cao. Nhưng khi hỏi các thầy (cô) đã nghiên cứu kỹ lưỡng về TNKG chưa thì cả 100% số người được hỏi đều trả lời chưa, rằng họ chỉ mới đọc qua vài cuốn sách chuyên môn về ĐG, hoặc bắt chước các dạng trắc nghiệm qua sách vở tài liệu nào đó.
Thực ra, kiến thức về TNKG của GV cịn rất thiếu và yếu. Chúng ta có thể nhận ra rất rõ điều này khi nghiên cứu những đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm từ các trường mà tác giả thu thập được (xin xem phụ lục trang...).
Chúng ta có thể kết luận đa số đề thi hiện nay không xác định được ranh giới giữa những điều có thể quên và những điều cần nắm vững một cách lâu dài. Nó yêu cầu người học phải nhớ tất cả để rồi có thể quên tất cả. Nó buộc người học phải nhớ máy móc, học thuộc lịng những điều trong sách. Nó khơng u cầu gì nhiều sự phê phán, suy luận. Và đặc biệt là nó khơng tạo điều kiện cho người học có thể suy nghĩ theo cách riêng của mình.
Điều này cũng là dễ hiểu vì với một MT chung chung như chúng ta đã thấy thì việc đánh giá sẽ trở nên khơng thể có một "địa chỉ" cụ thề để hướng tới.
Như vậy, qua kết quả khảo sát chương trình mơn VLĐC ở một số trường CĐ khối KT-CN, chúng tôi thấy MT môn học được xác lập rất chung chung, khơng có tác dụng định hướng để lựa chọn nội dung và thiết kế các hoạt động dạy và học trong q trình lên lớp, khơng thể dựa vào MT để đánh giá kết quả của chương trình dạy và học. Khơng những thế, MT mơn học nhìn chung đã khơng chứa đựng đầy đủ các lĩnh vực cần quan tâm của một MT dạy và học. MT môn học chủ yếu chú ý đến việc trang bị kiến thức, trong khi việc dạy một môn học không chỉ là việc trang bị kiến thức, nắm được nội dung chương trình học mà mỗi mơn học đều có ý nghĩa giáo dục con người rất lớn. Việc chỉ quan tâm đến trang bị kiến thức, thì người học khơng có cơ hội hoạt động và do đó trí tuệ khơng thể phát triển tốt trong quá trình học tập, kỹ năng khơng được rèn luyện..., vì thế khi quên đi kiến thức thì việc học tập trở nên khơng cịn ý nghĩa, trong khi đó, việc quên những kiến thức đã học sẽ là rất nhanh nếu kiến thức đó được khơng được tích lũy một cách hệ thống và cũng khơng được sử dụng vì thiếu tính thiết thực đối với người học. MT môn học chung chung, mơ hồ và thiếu cập nhật dẫn tới thiếu sự định hướng cho việc lựa chọn nội dung, PPDH, và cách thức KTĐG, làm cho sự liên kết giữa các thành tố của quá trình dạy học trở nên lỏng lẻo, rời rạc, không đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của xã hội.