- Về tính khoa học: Việc xây dựng MT mơn học hồn tồn khơng dựa trên m ột cơ sở khoa học nào mang tính thuyết phục, vì thực tế việc xây dựng ĐCCT
THEO MỤC TIÊU ĐÃ XÁC ĐỊNH.
4.3. xuất ý tưởng đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá theo m ục tiêu đã xác định
"Kiểm tra là một thuật ngữ chỉ sự đo lường, thu thập thơng tin để có được những phán đoán, xác định xem mỗi người học sau khi học đã biết gì (nhận thức), làm được gì (kỹ năng) và bộc lộ thái độ ứng xử ra sao".
"Đánh giá là quá trình thu thập chứng cứ và đưa ra những lượng giá về bản chất và phạm vi của kết quả học tập hay thành tích đạt được so với các tiêu chí và tiêu chuẩn thực hiện đã đề ra" [21].
ĐG là sự phán xét trên cơ sở kiểm tra, bao giờ cũng đi liền với kiểm tra. Trong ĐG, ngoài sự đo lường một cách khách quan dựa trên kiểm tra (hay trắc
nghiệm), cịn có ý kiến phê bình, nhận xét, phê phán mang tính chủ quan để tiến tới sự phán xét.
KT, ĐG giữ một vai trị quan trọng trong chương trình đào tạo, đây là khâu khơng thể tách rời mọi quá trình dạy học. Sự phù hợp giữa MT và cơng cụ KT, ĐG góp phần làm nên thành cơng của q trình đào tạo. Ở MT chúng ta đã xác định những kiến thức, kỹ năng, và thái độ mà SV cần đạt được sau khi học xong mơn học, thì sau đó, chúng ta phải xây dựng quy trình và cơng cụ KT, ĐG nhằm đo lường xem SV có đạt được các yêu cầu đó khơng và đạt được đến mức độ nào. Muốn vậy, trong phạm vi mơn học, thì MT mơn học và quy trình KT, ĐG phải nhất quán và quan hệ chặt chẽ với nhau.
MT môn học là thành tố có giá trị chỉ đạo, định hướng tồn bộ các thành tố khác trong quá trình dạy học, đồng thời nó cũng chịu sự quy định của các thành tố khác đó, như nội dung, pp, KTĐG. Do vậy, MT mơn học khơng phải đã hồn thiện ngay, mà nó được hiệu chỉnh dần trong chính q trình dạy học. Khi thiết lập các MT cần đạt cho môn học, có thể MT cũng có những hạn chế nhất định, thơng qua q trình dạy học và KTĐG để hiệu chỉnh MT cho ngày càng phù hợp hơn. Như vậy, KTĐG là khâu cuối cùng đồng thời là bước khởi đầu cho một chu trình kín với một chất lượng tốt hơn của quá trình đào tạo. Nếu ĐG tốt thì kết quả ĐG sẽ phản ánh đầy đủ việc dạy của thầy, việc học của trị, tạo thơng tin phản hồi giúp GV kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, giúp người học tự ĐG lại bản thân và giúp các cấp quản lý có cái nhìn khách quan hơn về chương trình, về cách tổ chức đào tạo.
Việc KT, ĐG kết quả học tập cần phải đạt được ba yêu cầu cơ bản là: - Bám sát MT học tập.
- Chọn hình thức, cơng cụ và phương pháp KTĐG thích hợp. - Chuẩn bị đầy đủ các công cụ, phương tiện KTĐG.
Về cách thức KTĐG, bám sát MT môn học chúng tôi xin đề xuất những ý tưởng sau đây:
Ý tưởng 1: Cần kiểm tra đánh giá suốt quá trình học tập của SV.
Muốn việc KTĐG có chất lượng hơn, theo chúng tơi, thay vì hiện nay mơn VLĐC chỉ ĐG bằng một lần thi cuối kì, nay nên KTĐG suốt quá trình học tập của SV, bởi vì thực chất cơng việc KTĐG là phải thường xun và có sự phản hồi kịp thời. Đối với môn VLĐC, như chương trình đã xác lập ở phần đề xuất nội dung, ngồi những nội dung kiến thức chung ln có phần kiến thức riêng là vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn ngành học thơng qua việc tìm hiểu, giải thích và cải tiến sơ đồ, nguyên lý cấu tạo và cơ chế hoạt động của những thiết bị, máy móc liên quan đến chuyên ngành của SV. Do vậy, cần phải có điểm cho cả phần kiến thức chung và phần vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong kết quả ĐG cuối cùng của môn học.
So sánh mức độ yêu cầu giữa hai phần kiến thức cùng với sự tham khảo cách thức chia điểm ở một số nước khác, theo chúng tơi nên có 70% số điểm dành cho phần kiến thức chung và 30% số điểm dành cho phần vận dụng kiến thức đó vào ngành học.
ĐG cần xét chung cho cả quá trình trên cơ sở xét riêng từng giai đoạn học tập của SV. ĐG và cho điểm thông qua các lần kiểm tra định kỳ (thường 15 tiết học có một bài KT định kỳ), việc chuẩn bị câu hỏi và bài tập cũng như phiếu học tập ở nhà, việc tham gia tích cực vào q trình thảo luận hay xây dựng bài trên lớp, làm bài kiểm tra nhanh sau một nội dung kiến thức nào đó,...Do vậy, trong 70% số điểm dành cho phần kiến thức chung cũng không phải chỉ là điểm của một lần thi cuối kì, mà bao gồm 30% số điểm trung bình của các điểm kiểm tra và 70% số điểm dành cho điểm thi cuối kỳ.
Như vậy, quá trình KTĐG được trải đều trong suốt quá trình học tập, và điểm thi cuối kì chỉ chiếm 49% số điềm đạt được của mơn học. Điều này có thể
giảm bớt gánh nặng về những rủi ro ngoài ý muốn ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của SV trong lần thi cuối kì cũng như trong q trình ơn thi cho kì thi
này (bản thân bệnh tật, tai nạn, nhà gặp chuyện không vui,..), và phần nào phù hợp với xu thế về KTĐG trên thế giới hiện nay, đó là việc đánh giá SV dựa trên kỹ năng vận dụng và sự thành thạo trong nghề nghiệp chứ không phải chỉ dựa trên một số tri thức mà SV đã nắm được.
Ý tưởng 2: Nên kết hợp kiểm tra đánh giá bằng cả hình thức trắc
nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.
Đối với mơn Vật lý, đã có nhiều bài báo, nhiều cơng trình nghiên cứu về TNKQ, và việc KTĐG bằng hình thức thi TNKG ở mơn học này đang dần được ủng hộ.
Mỗi hình thức KTĐG ln có những ưu, nhược điểm nhất định. Việc lựa chọn hình thức kiểm tra nào phụ thuộc vào MT và điều kiện của chúng ta, vấn đề là người GV cần nắm vững để tận dụng linh hoạt những ưu điểm của từng hình thức KTĐG.
Nếu chúng ta muốn kiểm tra được một lượng kiến thức rộng, tránh tình trạng học tủ của SV; muốn bài kiểm tra có độ tin cậy; muốn chấm bài khách quan, nhanh, ít tốn cơng sức, thì chúng ta nên sử dụng TNKQ. Nhưng nếu chúng ta cần KTĐG về khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề; khả năng trình bày ý kiến riêng, độc lập suy nghĩ; khả năng sáng tạo, thì chúng ta lại nên sử dụng TNTL.
Đối với môn VLĐC, việc kiểm tra bằng TNKQ là một xu hướng khả quan, nhưng chúng ta cần tránh việc nhìn nhận TNKQ như một cái mốt, rồi áp dụng máy móc rập khn, mà cần phải đầu tư đúng mức, từng bước vận dụng sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của từng trường, từng đối tượng, về vấn đề này, chúng tôi xin đề xuất hai ý kiến sau:
- Bồi dưỡng kiến thức về TNKQ cho GV bậc ĐH-CĐ như một số địa bàn đang tiến hành tập huấn cho giáo viên phổ thông.
Việc tập huấn TNKQ cho GV trường ĐH-CĐ chắc chắn dễ dàng hơn nhiều so với phổ thơng vì hai lý do: số lượng GV bậc ĐH-CĐ ít hơn nhiều so với GV
phổ thông, và các trường ĐH-CĐ phân bố tập trung hơn so với các trường phổ thơng.
- Bộ nên có ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn VLĐC được phân loại cụ thể để nếu cần GV có thể sử dụng.
Nhưng xây dựng ngân hàng câu hỏi này bằng cách nào? Hãy tận dụng sức mạnh từ mọi nơi có thể. Chẳng hạn, Bộ huy động câu hỏi từ mọi GV, từ những người nghiên cứu về Vật lý, sau đó thơng qua đội ngũ chun gia đầu ngành về Vật lý và TNKQ giúp Bộ xem xét, chỉnh sửa và lựa chọn những câu hỏi đạt yêu cầu để thành lập, bổ sung vào ngân hàng câu hỏi.
Đối với bài thi cuối kì, chúng ta cần KTĐG kiến thức cơ bản, tính hệ thống của kiến thức VLĐC mà SV cần phải nắm, do vậy, bài thi cuối kì nên sử dụng hình thức TNKQ. Hình thức TNKQ cũng là một lợi thế khi GV muốn kiểm tra, đánh giá nhanh một phần kiến thức nào đó mà SV vừa học, hay kiểm tra, đánh giá việc tự học của SV.
Trong MT môn học, chúng ta chú trọng việc rèn tư duy và sáng tạo cho SV. Vậy, để KTĐG được MT này, nên có những bài kiểm tra với những "bài toán mở" để SV tự phát hiện, đề xuất, và giải quyết vấn đề. Với MT này chắc chắn nên dùng hình thức TNTL.
Tóm lại, chúng ta nên kết hợp cả hình thức TNKQ và TNTL cho KTĐG mơn VLĐC, trong đó các bài kiểm tra định kì có thể sử dụng cả hình thức TNKQ và TNTL, cịn bài thi cuối kì nên sử dụng hình thức TNKQ..
Ý tưởng 3: Cần kết hợp kiểm tra đánh giá thái độ cho việc đánh giá
cuối cùng của môn học.
MT môn học gồm ba lĩnh vực: nhận thức, kỹ năng, và thái độ. Việc KTĐG luôn phải bám sát MT. KTĐG nhằm xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp các thơng tín thu được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của MT đã xác định. Nhưng KTĐG về nhận thức thì có thể rõ ràng được, và lâu nay thực chất chúng ta cũng mới chỉ KTĐG về kiến thức và phần nào về kỹ năng mà thôi-điều
này chưa phản ánh đúng mục đích của q trình KTĐG, của MT đào tạo. KTĐG thái độ là một cơng việc khó bởi vì cách ứng xử, cách biểu lộ tình cảm, cách bộc lộ những phẩm chất nhân cách như thế nào trước một sự kiện, hiện tượng, công việc, trước đồng nghiệp,...không thể xác định một cách chính xác qua vài lần KTĐG mà phải trải qua cả quá trình tương đối lâu dài và do chính người GV theo dõi, giám sát SV một cách thường xuyên và được đánh giá một cách định tính, để việc KTĐG thái độ cũng phải là một trong những chứng cứ
cần thiết cho việc đánh giá cuối cùng của môn học. Vấn đề KTĐG thái độ địi hỏi người GV phải có trách nhiệm hơn, quan tâm và gần gũi hơn đối với SV của mình. KTĐG thái độ sẽ là cần thiết khi điểm tổng kết môn học hiện nay chỉ lấy điểm nguyên trong khi theo những ý tưởng mà chúng tơi trình bày ở trên thì điểm tổng kết mơn học được dựa trên nhiều con điểm khác nhau trong suốt quá trình học tập, và do vậy nói chung đó sẽ là điểm khơng ngun, và trong khi chúng ta vẫn lấy điểm tổng kết là điểm nguyên theo quy định của Bộ thì KTĐG thái độ sẽ làm căn cứ cho việc làm trịn con điểm, chứ khơng phải làm tròn như cách làm trịn trong tốn học bởi vì cách làm trịn trong tốn học đơi khi làm mất đi ý nghĩa phần nào của quá trình đánh giá bằng nhiều điểm số.
Ý tưởng 4: Cần phát huy khả năng tự đánh giá của sinh viên.
Việc ĐG không nên chỉ từ một phía là GV đánh giá SV, mà hãy tạo điều kiện để từng SV trong nhóm và từng nhóm SV có thể ĐG lẫn nhau. Cơng việc này phần nào rèn luyện được khả năng ĐG của người học, nó sẽ khuyến khích từng SV, từng nhóm SV ln phải cố gắng thể hiện mình trước GV, trước bạn bè đặc biệt là khi chương trình có những vấn đề, những cơng việc ln u cầu sự hợp tác làm việc theo nhóm đặc biệt ở phần kiến thức riêng, tránh tình trạng có những SV "ăn sẵn" kết quả làm việc của những người khác.
Tuy nhiên, để việc SV đánh giá lẫn nhau đạt hiệu quả, tránh tình trạng họ đều cho nhau điểm tốt, GV không cần yêu cầu họ cho điểm từng người trong nhóm cũng như từng nhóm, mà chỉ xếp thứ tự đánh giá của những thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với nhau theo các tiêu chí sau:
- Trình độ và khả năng áp dụng kiến thức. - Sự nỗ lực, linh động trong công việc.
- Thái độ đối với công việc, sự hợp tác với bạn bè. - Kết quả hồn thành cơng việc được giao.
- Những ý tưởng độc đáo, sáng tạo.
- Ích lợi thiết thực của sản phẩm cải tiến, chế tạo.
Tuy vậy, công việc ĐG này ln là vấn đề đầy khó khăn bởi nó cần một tầm bao quát cũng như sự hiểu biết sâu rộng đối với cơng việc của một cá nhân hay một nhóm SV thực hiện, từ đó mới ĐG chính xác được tính độc đáo, tính sáng tạo, tính thiết thực của sản phẩm trí tuệ hay sản phẩm vật chất nào đó mà họ làm ra.
Mặc dù thế, xu hướng tự ĐG của người học đang dần được khẳng định trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề là chúng ta cần xây dựng những tiêu chí ĐG một cách sát thực và phù hợp với đối tượng người học để có thể phát huy được những ưu điểm của hình thức ĐG này.