Thực trạng về phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu xác lập mục tiêu môn vật lý đại cương tại các trường cao đẳng khối kĩ thuật công nghệ từ đó đề xuất ý tưởng đổi mới các thành tố còn lại của quá trình dạy học (Trang 39 - 41)

- Về tính khoa học: Việc xây dựng MT mơn học hồn tồn khơng dựa trên m ột cơ sở khoa học nào mang tính thuyết phục, vì thực tế việc xây dựng ĐCCT

2.2.2. Thực trạng về phương pháp dạy học

Thơng qua phiếu thăm dị với câu hỏi số 10: "Từ thực tế, xin Quý Thầy(Cô) cho biết từ một đến ba phương pháp dạy học tỏ ra hiệu quả nhất trong việc giảng dạy môn VLĐC". Kết quả chúng tơi thu được như sau:

- Có 6/32 phiếu (chiếm 18,75%) ghi sai hoàn toàn tên PPDH, chẳng hạn ghi các tên như: pp học lý thuyết, pp tăng cường thực hành, pp làm bài tập, pp kết hợp giữa lý thuyết với giải bài cụ thể, pp trực quan,...

Suy cho cùng, thì người dạy học và người kĩ sư trong cùng một lĩnh vực nào đó, chỉ khác nhau cơ bản ở chỗ là người dạy học cần có PPDH. Ấy vậy mà, 18,75% GV đang dạy môn VLĐC ở các trường chúng tôi khảo sát đã không kể đúng tên một PPDH.

Một điều khiến tôi trăn trở là, những GV này đã từng được trang bị kiến thức về PPDH chưa? Câu hỏi này xuất phát từ một thực tế, đó là những GV đang giảng dạy tại các trường ĐH-CĐ (trong đó có GV bộ mơn VLĐC) tốt nghiệp trường Sư phạm là khơng nhiều. Cịn nếu những GV này đã từng được trang bị đầy đủ kiến thức về PPDH (bất kể họ tốt nghiệp trường nào), nhưng họ lại không rạch rịi được PPDH là gì thì thật đáng để chúng ta phải đặt ra nhiều câu hỏi: Kiến thức về PPDH có thể rành mạch hơn được khơng? Những GV này đã học PPDH như thế nào để đến bây giờ, khi họ đứng trên bục giảng, họ không kể tên được một PPDH nào? Thực tế PPDH đóng vai trị như thế nào trong quá trình dạy học ở các trường ĐH-CĐ? Sự quản lý quá trình dạy học ở các trường ĐH-CĐ của các cấp quản lý chặt chẽ đến đâu?...

- Có 16/32 phiếu (chiếm 50%) kể được đúng tên của một PPDH, các pp khác hoặc khơng liệt kê, hoặc liệt kê sai.

- Có 6/32 phiếu (chiếm 18,75%) kể được đúng tên của hai PPDH, các pp khác hoặc không liệt kê, hoặc lại cũng liệt kê sai.

- Có 4/32 phiếu (chiếm 12,5%) kể được đúng hoàn toàn tên của ba PPDH. Từ thực tế của cuộc thăm dị trên, chúng ta có thể rút ra những nhận xét sau:

+ Với con số ít ỏi, chỉ có 10/32 phiếu (chiếm 31,25%) kể đúng tên từ một đến ba PPDH (mà không liệt kê sai thêm pp nào), để chúng ta thấy một điều rằng, trong khi ngành Giáo dục cứ hô hào đổi mới PPDH ở mọi cấp học, mọi bậc học (có khi cịn nhấn mạnh đặc biệt là ở bậc ĐH-CĐ), nhưng PPDH là gì thì có đến 68,75% GV cịn mơng lung, mơ hồ. Rõ ràng, một thực tiễn tốt cần phải dựa trên một lý luận chắc chắn, do đó muốn đổi mới PPDH trước hết người GV cần nắm rõ lý luận về PPDH.

+ Trong tất cả các phiếu thăm dò ý kiến GV mà chúng tơi có trong tay, dễ nhận thây rằng, đối với các phiếu kể đúng tên PPDH thì cũng chỉ dừng lại ở những PPDH truyền thống như pp thuyết trình, pp giảng giải, pp đàm thoại,... Điều này chỉ để làm sáng tỏ thêm cho nhận định mà rất nhiều sách, báo, bài viết đã nêu như một vấn đề khơng cần bàn cãi, đó là lối truyền thụ kiến thức một chiều, lối học thụ động trong giáo dục hiện nay.

+ Việc biên soạn giáo trình mơn học dù có hay đến đâu cũng sẽ là vơ bổ nếu chúng ta khơng chú ý thích đáng đến phương pháp dạy và học. Ấy thế mà, chỉ có 3 trong số 10 ĐCCT (chiếm 30%) chúng tơi khảo sát, là có ghi cụ thể phương pháp tiến hành dạy và học. Trong 3 ĐCCT ấy thì chỉ có một trường là có kết hợp hình thức thảo luận, hai trường cịn lại cũng chỉ dừng lại ở pp thuyết trình cho tồn bộ QTDH. Đối với trường mà ĐCCT có ghi hình thức thảo luận nói trên, vì muốn biết rõ thực chất của vấn đề thảo luận được thực thi như thế nào, chứng tơi đã tìm hiểu thơng qua chính SV của trường đó, một kết quả khiến chúng tôi thất vọng là thực tế trong suốt quá trình học tập mơn VLĐC của họ đã khơng diễn ra một buổi thảo luận nào.

Như vậy, ở những trường mà chúng tôi khảo sát, thực tế hiện nay chủ yếu sử dụng pp thuyết trình trong quá trình dạy học môn VLĐC. Điều này cũng là dễ hiểu bởi với một chương trình học mà MT chỉ chú trọng đến nội dung thì PPDH khơng thể đổi mới vì lúc này PPDH truyền thống ln tỏ ra ưu việt.

Một phần của tài liệu xác lập mục tiêu môn vật lý đại cương tại các trường cao đẳng khối kĩ thuật công nghệ từ đó đề xuất ý tưởng đổi mới các thành tố còn lại của quá trình dạy học (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)