Các kiểu tiết học địa lý

Một phần của tài liệu Đề cương môn học lý luận dạy học địa lý nguyễn phương liên (Trang 45 - 47)

Căn cứ vào nội dung cơ bản của tiết học người ta chia ra các kiểu tiết học như:

+ Kiểu tiết học mở đầu: Thường chỉ có mỗi năm một lần, hoặc mỗi kỳ một lần, khi bắt đầu vào học môn môn mới, một giáo trình mới.

- Nhiệm vụ: Chủ yếu đưa ra nhiệm vụ, thông báo nội dung sẽ học trong những giờ học tới, nêu phương pháp học tập, ý nghĩa của môn học...

+ Kiểu tiết học nắm kiến thức và kỹ năng mới: Nhiệm vụ cơ bản của kiểu tiết học này là tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội đồng thời các kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo địa lý. Đây là kiểu tiết học chiếm khối lượng nhiều nhất trong toàn bộ chương trình địa lý ở phổ thông. Mỗi một bài học mới đều thuộc kiểu tiết học này. Mức độ nắm các kiến thức lý thuyết của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào việc giáo viên có sử dụng kiểu tiết học này có thành công hay không. Sự phối hợp hoạt động giữa thày - trò cần phải tiến hành trong suốt giờ học.

+ Kiểu tiết học vận dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo địa lý: Nhiệm vụ cơ bản của kiểu tiết học này giúp học sinh vận dụng những tri thức địa lý đã học vào thực tiễn, hoặc vào để giải quyết những vấn đề địa lý cụ thể.

Thực ra, đây chính là các tiết thực hành nằm trong chương trình địa lý. Để hoàn thành tốt kiểu tiết học này, học sinh phải nắm chắc lý thuyết đã học, biết cách tái hiện, liên hệ, so sánh (có thể thông qua hệ thống câu hỏi đàm thoại của giáo viên), biết cách phân tích bảng số liệu, chuẩn bị phương tiện, dụng cụ.

+ Kiểu tiết học hệ thống hoá và khái quát hoá tri thức địa lý: Có nhiệm vụ là ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học thường được tiến hành khi kết thúc 1 chương, 1 giáo trình. Khi tiến hành tiết học này, giáo viên có thể thiết kế bài giảng dưới dạng các câu hỏi hoặc sử dụng phương pháp sơ đồ, hệ thống hóa kiến thức để kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh.

+ Kiểu tiết học kiểm tra , đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh:

Nhiệm vụ của tiết học này là kiểm tra mức độ nắm tri thức của học sinh (chấm bài) và hoàn thiện tri thức của học sinh (chữa bài). Nói cách khác kiểm tra, đánh giá không một khâu của quá trình dạy học nhằm thu được những thông tin ngược chiều giữ người dạy và người học về việc truyền thụ và tiếp thu tri thức.

CÂU HỎI

1. Thế nào là hỉnh thức dạy học ? Trình bày những hình thức dạy học phổ biến hiện nay.

2. Phân biệt hình thức dạy học trong lớp và ngoài lớp, nội khóa và ngoại khóa.

Chương 7

Một phần của tài liệu Đề cương môn học lý luận dạy học địa lý nguyễn phương liên (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)