Các khuynh hướng xây dựng hệ thống thiết bị dạy học địa lý ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu Đề cương môn học lý luận dạy học địa lý nguyễn phương liên (Trang 35 - 37)

trường phổ thông

Có 5 khuynh hướng:

1/ Xác định các thiết bị tối thiểu cho từng môn, ở từng cấp học, từng lớp học

Thiết bị tối thiểu: Là các thiết bị thật cần thiết để giáo viên và học sinh thực hiện tốt yêu cầu nắm kiến thức và rèn luyện kỹ năng.

- Thiết bị tối ưu: Là các thiết bị rất cần thiết cho dạy học nhưng do điều kiện hạn chế nên không phải trường nào cũng có.

VD: Máy chiếu phim, máy vi tính, tranh ảnh, băng video.

2/ Tăng cường các thiết bị có nhiều tính năng, sử dụng ở nhiều cấp, nhiều lớp, nhiều bài khác nhau

VD: Tập át lát địa lý, các loại bản đồ trống, các bộ sưu tập... 3/ Tăng cường các thiết bị nghe nhìn

VD: Các loại máy chiếu hình, máy videô, các mô hình nổi giúp học sinh hình thành các biểu tượng, khái niệm, kỹ năng, kỹ xảo.

4/ Tăng cường các thiết bị giúp học sinh tự liên hệ kiến thức, tự rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, tự khai thác kiến thức

VD: Máy trắc nghiệm đơn giản, các máy kiểm tra kiến thức , các tài liệu trắc nghiệm.

5/ Tăng cường các thiết bị đơn giản, rẻ tiền

- Rất cần thiết trong điều kiện nhà trường hiện nay. Hầu như chưa có một bộ thiết bị làm sẵn nào có thể hoàn chỉnh tới mức tối đa cho tất cả nội dung kiến thức của chương trình. Người giáo viên trong quá trình dạy phải dần dần tìm cách tạo điều kiện cho môn học có một hệ thống thiết bị hoàn chỉnh.

- Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cùng làm một số đồ dùng dạy học đơn giản như vẽ một số bản đồ, sơ đồ..., thu thập tranh ảnh.

CÂU HỎI

1. Thế nào là phương tiện, thiết bị dạy học? Cho biết sự phân loại các phương tiện dạy học.

2. Hãy kể tên một số phương tiện dạy học truyền thống và cho biết: Khi sử dụng các phương tiện dạy học địa lí cần phải chú ý những nguyên tắc nào?

Chương 6

Một phần của tài liệu Đề cương môn học lý luận dạy học địa lý nguyễn phương liên (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)