+ Phân loại theo nguồn kiến thức và đặc điểm tri giác thông tin có: phương pháp dùng lời, trực quan, thực hành.
+ Phân loại theo nhiệm vụ dạy học có: phương pháp truyền thụ kiến thức, phương pháp hình thành kỹ năng, tìm kiếm từng phần.
+ Phân loại theo đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh có: phương pháp giải thích, minh hoạ, tái hiện, giới thiệu vấn đề...
- Phổ biến hiện nay, người ta phân loại phương pháp dạy học làm 2 nhóm: phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm và phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
* Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm: Quan tâm trước hết đến việc trang bị cho học sinh một trình độ kiến thức, nội dung dạy học thiên về những kiến thức lý thuyết, phương pháp dạy học chủ yếu là dùng lời, học sinh tiếp thu thụ động, giáo án được thiết kế theo kiểu đường thẳng, giáo viên trình bày bài giảng theo đúng trình tự đã chuẩn bị. Giờ học tiến hành chủ yếu trong phòng, trung tâm thu hút sự chú ý của học sinh là giáo viên và bảng đen. Giáo viên độc quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu thông qua khả năng ghi nhớ, tái hiện.
+ Nội dung kiến thức được giáo viên truyền thụ có hệ thống, có bài bản.
+ Là phương pháp dễ thực hiện với nhiều môn học.
+ Phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường Việt Nam từ trước đến nay.
Nhược điểm:
+ Không khí lớp học trầm, đều. + Lượng kiến thức không rộng.
+ HS thụ động tiếp thu kiến thức, ít chủ động trong quá trình học tập. + Ít thu nhận được thông tin ngược giữa người dạy và người học.
* Dạy học lấy học sinh làm trung tâm: người ta quan tâm trước hết đến việc chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội, tôn trọng mục đích, nhu cầu, khả năng, hứng thú và lợi ích học tập của học sinh.
+ Nội dung học tập chú trọng năng lực thực hành, khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
+ Giáo án thiết kế theo kiểu phân nhánh được giáo viên linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến của tiết học.
+ Hình thức dạy học được bố trí cho phù hợp với nội dung môn học: tronglớp, ngoài lớp.
+ Các cách dạy được thay đổi linh hoạt: thảo luận, thực hành, tìm hiểu. Ưu điểm:
+ Phù hợp với tình hình yêu cầu dạy học trong điều kiện mới + Phát huy tối đa năng lực hoạt động của học sinh.
+ Đảm bảo việc nắm tri thức chắc, sâu, có khả năng vận dụng vào thực tế trong mọi tình huống.
+ Giúp nâng cao năng lực của cả thầy và trò. - Những khó khăn khi thực hiện:
+ Học sinh chưa được trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết: làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, biểu đồ, bản đồ...
+ Cơ sở vật chất của nhà trường chưa được đầu tư tốt.
Do những đặc điểm riêng về nội dung, về các nguồn tri thức nên môn Địa lí chia thành các nhóm phương pháp sau:
+ Nhóm phương pháp dùng lời (nói và viết): Mục đích mô tả, kể hoặc ghi chép lại các sự vật, hiện tượng địa lý.
+ Nhóm phương pháp trực quan: Mục đích sử dụng sơ đồ, tranh ảnh, mô hình để tái tạo lại các sự vật, hiện tượng địa lý.
+ Nhóm phương pháp thực tiễn: Quan sát trực tiếp các đối tương ngoài thực tế.
- Hiện nay phương pháp dạy học truyền thống đã bước đầu có sự "cải tiến".