Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan truyền thống trong dạy học địa lý

Một phần của tài liệu Đề cương môn học lý luận dạy học địa lý nguyễn phương liên (Trang 58 - 64)

dưới hình thức sau:

+ Giáo viên tiến hành chủ động trên lớp, hình thành vấn đề dưới dạng câu hỏi lớn mâu thuẫn là những vấn đề học sinh chưa biết  gây cho học sinh mâu thuẫn về nhận thức. Sau đó giáo viên lại tự giải quyết, còn gọi là phương pháp trình bày vấn đề.

+ Giáo viên và học sinh cùng tiến hành: giáo viên đặt vấn đề cần giải quyết, gợi ý để học sinh phát hiện mâu thuẫn rồi hướng dẫn cho học sinh giải quyết bằng cách gợi lại kiến thức cũ học sinh đã biết làm cơ sở cho cuộc hình thành kiến thức mới.

+ Hình thành vấn đề cho học sinh tự giải quyết: Thường là các BTVN hoặc bài tập tự nghiên cứu.

7.3.6. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan truyền thống trong dạy học địa lý dạy học địa lý

- Phương tiện trực quan bao gồm:

+ Tranh ảnh, sách giáo khoa về địa lý, các tranh ảnh minh hoạ. + Các mô hình, mẫu vật, các bộ sưu tập với chủ đề địa lý. + Các phim ảnh, đèn chiếu, băng vidio.

+ Các loại bản đồ, biểu đồ, so đồ, hình vẽ.

+ Giáo viên dùng lời giảng, dùng phương tiện để minh hoạ cho những kiến thức đã giảng, học sinh quan sát  phương tiện đóng vai trò là một biện pháp phục vụ cho phương pháp dùng lời.

+ Dùng PTTQ là nguồn khai thác kiến thức: Trong trường hợp này phương tiện được coi là 1 phương pháp riêng.

* Hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lý từ bản đồ

- Bản đồ là một phương tiện trực quan, nguồn tri thức địa lý quan trọng. Nó phản ánh sự phân bố không gian, mối quan hệ của các đối tượng địa lý một cách cụ thể. Để khai thác được những tri thức trên bản đồ trước hết học sinh phải hiểu bản đồ, đọc được bản đồ, nghĩa là phải nắm được những kiến thức lý thuyết về bản đồ, trên cơ sở đó có được những kỹ năng làm việc với bản đồ. Các kiến thức về bản đồ được hoàn thiện dần cùng với việc học Địa lý ở trường phổ thông từ lớp 6 đến lớp 12.

- Mức độ đơn giản là biết bản đồ, gồm có các kỹ năng: xác định phương hướng trên bản đồ, tính toạ độ, tỷ lệ, tính h/c trên bản đồ có tỷ lệ lớn (lớp 6).

- Cao hơn là đọc bản đồ, có 3 mức độ:

+ Sơ đẳng: Đọc được vị trí các đối tượng, có được biểu tượng về các đối tượng qua bản chú giải. Ví dụ: Xác định vị trí của một dãy núi, dựa vào bản chú giải có được hiểu biết về độ cao của dãy núi đo, nơi cao nhất, thấp nhất.

+ Mức thứ 2: Dựa vào những hiểu biết về bản đồ, kết hợp với kiến thức địa lý tìm ra được những đặc điểm tương đối rõ ràng của những đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ. Nói chung mô tả các đặc điểm của các đối tượng địa lý trên bản đồ.

+ Mức 3: Đọc được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ. Ở mức này, học sinh cần phải có kiến thức về địa lí kết hợp với các kiến thức bản đồ.

- Hướng dẫn khai thác tri thức địa lý từ bản đồ chủ yếu là việc đọc bản đồ ở 2 mức sau. Tuy nhiên khi sử dụng bản đồ, giáo viên cũng phải lưu ý học sinh một số quy tắc nhất định. Ví dụ: chỉ sông là phải chỉ thượng nguồn  hạ nguồn, chỉ lãnh thổ có diện tích thì phải chỉ ranh giới trước, chỉ núi thì đầu tiên phải chỉ vào tên núi....

- Kiến thức bản đồ của học sinh sẽ dần được hoàn thiện khi học xong chương trình địa lý

* Hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lý từ các số liệu thống kê và các biểu đồ

- Trong địa lý, các số liệu thống kê có vai trò đặc biệt quan trọng, chúng chứng minh, minh hoạ, soi sáng, giải thích được nhiều khái niệm và quy luật Địa lý.

- Bản thân các con số không phải là kiến thức địa lý, song khi gắn nó với một kiến thức địa lý thì nó lại làm cho kiến thức đó được sâu sắc và cụ thể hơn.

- Các con số cũng có vai trò trong công tác độc lập của học sinh trong quá trình sử dụng. Các con số trong SGK thường thể hiện ở 2 mặt. Làm sáng tỏ về mặt chất lượng và số lượng của các sự kiện, hiện tượng địa lý.

Ví dụ: - Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới: nhiệt độ trung bình 25 - 300C, độ ẩm > 85%; mưa trung bình 1500 - 2000mm/năm.

- Về số lượng: Nó biểu hiện độ lớn về mặt không gian của đối tượng địa lý. Ví dụ: Sông Nin dài nhất thế giới 6671 km.

- Trong sách giáo khoa, con số được thể hiện ở 2 dạng:

+ Nằm rải rác, đơn lẻ trong SGK  nhằm CM, làm sáng tỏ các kiến thức lý thuyết. Khi sử dụng con số này cần lưu ý để so sánh với con số khác để làm nổi bật lên đặc điểm của đối tượng cần nói tới.

- Việc sử dụng biểu bảng phải theo một nguyên tắc nhất định. Tuỳ thuộc vào cách sử dụng có những kết quả khác nhau. Có thể hướng dẫn học sinh cách sử dụng biểu bảng số liệu theo trình tự như sau:

+ Giới thiệu tên biểu bảng và giải thích ý nghĩa của tên đó.

+ Giới thiệu tên các cột, hàng và ý nghĩa của nó, giải thích ý nghĩa của các đơn vị.

+ Tìm, phát hiện ra những con số lớn nhất, nhỏ nhất, so sánh các số liệu ở cột với cột để nhận xét sự phát triển của nó.

+ Tính toán theo yêu cầu của bài tập

+ So sánh với kiến thức lý thuyết để phát hiện ra các tri thức mới hoặc chứng minh cho kiến thức.

- Một biện pháp được sử dụng trong các tài liệu địa lý là chuyển các tài liệu thành các biểu đồ. Có nhiều loại biểu đồ, mỗi loại có công dụng riêng. Những số liệu khi chuyển thành biểu đồ bao giờ cũng có tính trực quan, cho học sinh tiếp thu được tri thức dễ dàng và tạo được hứng thú học tập trong các bài tập địa lý, khi làm việc với các số liệu ở dạng biểu bảng, việc yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ là một việc quan trọng vì nó hình thành kỹ năng và giúp học sinh hiểu được ưu nhược điểm của từng loại biểu đồ.

- Việc phân tích các biểu đồ thường khó hơn phân tích bảng số liệu vì học sinh vừa phải có kỹ năng đọc biểu đồ, vừa phải có tri thức về các số liệu thống kê kiến thức, cũng như tri thức về địa lý.

- Hiện nay, nguồn số liệu rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là các số liệu về kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi làm việc với các nguồn số liệu phải luôn luôn có sự cập nhật, mới đáp ứng được nhu cầu học kiến thức mới.

* Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lý qua băng hình.

+ Định hướng: Giúp học sinh nắm được mục đích, các yêu cầu và các đề mục chính của bài như: tên bài, ý nghĩa của các tri thức sẽ học, những vấn đề chính cần tìm hiểu và cách khai thác chúng qua băng hình.

- Mỗi vấn đề phù hợp với một đề mục chính của bài. - Giáo viên ghi các đề mục lên bảng.

+ Sử dụng băng hình: cho xem từng đoạn rồi đặt các câu hỏi kiểm tra nhận thức của học sinh; cũng có thể đặt hàng loạt các câu hỏi trước, rồi yêu cầu học sinh dựa vào nội dung của đoạn băng để trả lời.

+ Kết thúc: Tổng kết, nêu những ý chính của bài theo mục đích yêu cầu và đặc biệt nêu lên những nhận xét, kinh nghiệm về cách khai thác tri thức qua băng hình.

- Có thể cho xem lại một vài đoạn chưa hiểu rõ.

- Không nên kết hợp vừa xem, vừa giải thích về nó có thể làm phân tích sự chú ý của học sinh.

* Hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lý qua việc quan sát

- Quan sát ngắn: quan sát một chòm sao, quan sát một dãy núi, một dòng sông; Quan sát dài: Quan sát sự biến đổi của không khí qua các mùa, quan sát sự thay đổi mực nước ở một dòng sông qua mùa nước đầy và mùa nước cạn.

- Quan sát trong phòng: quan sát các phương tiện, 1 bản vẽ; Quan sát ngoài trời. Vườn địa lý, dãy núi, dòng sông...

- Cách quan sát:

+ Trước hết làm cho học sinh tập trung sự chú ý vào đối tượng cần quan sát bằng cách đặt các câu hỏi.

+ Hướng dẫn quan sát: Cũng bằng cách đặt câu hỏi.

+ Ghi chép: Giúp đỡ học sinh ghi tóm tắt lại những kết quả quan sát được.

+ Sắp xếp tài liệu quan sát: Dựa vào mục đích yêu cầu của cuộc quan sát để ghi và sắp xếp.

+ Tổ chức báo cáo để học sinh trình bày kết quả quan sát của mình.

* Hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lý qua SGK

- SGK là phương tiện chính, là nguồn kiến thức cơ bản của học sinh. Nội dung SGK là những tri thức địa lý được lựa chọn, sắp xếp phù hợp với yêu cầu của nhà trường và xã hội.

- Giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ cấu trúc, cách trình bày vấn đề của từng giáo trình. Mỗi giáo trình đều có cách trình bày riêng, nếu hiểu được thì việc khai thác các tri thức sẽ dễ dàng hơn.

- Nôi dung cơ bản của sách giáo khoa hiện nay thể hiện qua kênh hình và kênh chữ:

+ Kênh hình: Đó là các bản đồ, lược đồ, tranh ảnh... Cách hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ kênh hình tương tự như ở phần khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh.

+ Kênh chữ: Bao gồm: Các bài viết, bài học thêm, câu hỏi, bài tập, bài thực hành.... khi làm việc với kênh chữ cần giúp học sinh nắm được nội dung chính, cơ bản phân biệt các kiến thức chính, kiến thức phụ.

- Cần chú ý các dòng in nghiêng, in đậm trong SGK vì đó là nội dung cơ bản.

- Cần đọc kỹ và trả lời các câu hỏi cuối mỗi bài học vì đó chính là trọng tâm, mục đích của bài giảng.

- Cần làm các bài tập, bài thực hành vì nó rèn luyện các kỹ năng địa lý.

c. Phương pháp hướng dẫn học sinh thảo luận

- Thảo luận là 1 phương pháp có tác dụng đặc biệt với học sinh lớn. Qua thảo luận, học sinh có dịp được bày tỏ quan điểm của mình về một vấn đề nào đó  có tác dụng khắc sâu kiến thức thảo luận tạo ra mối quan hệ 2 chiều giữa giáo viên - học sinh, học sinh - giáo viên.

- Quy trình:

+ Chuẩn bị nội dung thảo luận: chọn bài, chọn vấn đề thích hợp. Thường đó là vấn đề khó nhưng được nhiều người quan tâm.

- Cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà, ghi ý kiến chuẩn bị ra giấy.

+ Tổ chức thảo luận: Nêu lại một lần nữa yêu cầu, mục đích, nội dung của vấn đề cần thảo luận, chỉ định và điều khiển thảo luận.

+ Nếu có điều kiện nên chia thành nhóm nhỏ.

+ Trong quá trình thảo luận giáo viên quan sát, không tham gia ý kiến trực tiếp.

+ Cuối buổi mới tập trung ý kiến, trao đổi, bổ sung và kết luận.

Một phần của tài liệu Đề cương môn học lý luận dạy học địa lý nguyễn phương liên (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)