Hình thức tự học

Một phần của tài liệu Đề cương môn học lý luận dạy học địa lý nguyễn phương liên (Trang 42 - 45)

- Là hình thức học tập chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh. Có thể là: + Củng cố lại bài học trên lớp, hoàn thiện tiết học ở trên lớp (1). + Tìm tòi, phát hiện kiến thức mới có liên quan tới bài học (2).

Trước đây việc tự học mới chỉ dừng lại ở (1) và (2) do điều kiện về phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất còn hạn chế. Muốn tự học có kết quả cao rất cần có sự hỗ trợ của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật dạy học. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, lượng tri thức và thông tin ngày càng lớn, các phương tiện dạy học ngày càng phong phú và đa dạng, đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho học sinh có thể tự học ở mức độ (3).

6.3. Tiết học

6.3.1. Khái niệm

Tiết học là một khoảng thời gian của quá trình dạy học, trong đó học sinh tích cực, tự giác lĩnh hội nội dung giáo dục và học vấn dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên để hình thành nhân cách và phát triển năng lực trí tuệ.

- Trong tiết học thì nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học đều được thực hiện.

6.3.2. Cấu trúc

Cấu trúc tiết học truyền thống gồm 5 bước: - Ổn định lớp.

- Kiểm tra bài cũ. - Giảng bài mới. - Củng cố bài. - Ra bài tập về nhà.

Ưu điểm: Tiết học ổn định, thực hiện được khá đầy đủ các nhiệm vụ, nội dung dạy học, dễ thực hiện đặc biệt với những giáo viên mới ra trường.

Nhược điểm:

+ Gò bó, tẻ nhạt, đơn điệu (các tiết, các môn giống nhau). + Mới chỉ chú ý vào hoạt động của giáo viên.

+ Quá trình chỉ đạo, nhận thức của giáo viên và học sinh nhiều khi bị rời rạc, gián đoạn vì một mục đích: phải hoàn thành nhiệm vụ cấu trúc của tiết giảng.

- Hiện nay, đã có nhiều quan điểm cho rằng nên xoá bỏ ranh giới rạch ròi của các bước trong một tiết giảng. Các bước trên vẫn hoàn thành tốt song được thực hiện đan xen, lồng ghép với nhau một cách hợp lý. Mục đích cuối cùng là hiệu quả dạy học tốt. Như vậy, một tiết học sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ sau.

+ Nhiệm vụ 1: Tổ chức lớp: Trước đây thường được tiến hành vào những phút đầu của tiết học (tổng số:...; vắng:...). Thực ra đây là một công việc cần tiến hành thường xuyên trong một giờ học, mục đích là đảm bảo không khí làm việc thuận lợi cho học sinh và giáo viên trong suốt giờ học.

+ Nhiệm vụ 2: Định hướng hoạt động nhận thức của học sinh: Trước đây là việc thông báo tên của bài học và ghi lên bảng. Điều đó chưa đủ. Thực chất của việc này là giáo viên phải định hướng bài học cho học sinh. Giáo viên cũng có thể đặt ra những câu hỏi lớn để hướng sự tư duy của học sinh vào nội dung bài học, để trả lời được câu hỏi đó thì phải giải quyết được nội dung bài học.

+ Nhiệm vụ 3: Sinh động hoá hay tích cực hoá các kinh nghiệm, các kiến thức cũ của học sinh. Mục đích:

- Yêu cầu học sinh tái hiện lại kiến thức cũ (những câu hỏi yêu cầu thuộc lòng).

- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó (Có thể là giải bài tập).

- Liên hệ kiến thức cũ với kiến thức sắp học (định hướng).

Mục đích quan trọng nhất của tiết học là làm cho học sinh nắm được kiến thức và kỹ năng mới, nắm được bản chất của vấn đề và biết vận dụng

chúng. Hiện nay, người ta chia việc nắm kiến thức và kỹ năng thành 3 mức độ:

- Mức độ thấp: Tái hiện được kiến thức cũ dựa vào trí nhớ.

- Mức độ trung bình: Vận dụng kiến thức và kỹ năng vào các trường hợp tương tự.

- Mức độ cao: Vận dụng kiến thức và kỹ năng một cách sáng tạo vào các điều kiện và hoàn cảnh mới.

+ Nhiệm vụ 4: Hướng dẫn học sinh tiếp tục hoàn thiện tiết học ở nhà: bao gồm các công việc:

- Ra bài tập về nhà.

- Chỉ ra các vấn đề cần phải tìm hiểu thêm.

- Giới thiệu các tài liệu để tham khảo phục vụ cho nội dung bài giảng.

Một phần của tài liệu Đề cương môn học lý luận dạy học địa lý nguyễn phương liên (Trang 42 - 45)