Hình thức dạy học nội khoá và ngoại khoá

Một phần của tài liệu Đề cương môn học lý luận dạy học địa lý nguyễn phương liên (Trang 39 - 42)

- Dạy học nội khoá: những bài học, những hoạt động được ghi cụ thể trong chương trình, trong kế hoạch gọi là hoạt động nội khoá. Có tính chất bắt buộc đối với học sinh.

- Hoạt động ngoại khoá: Những hoạt động không được ghi trong chương trình, kế hoạch, không có tính chất bắt buộc, là sự tự nguyện của học sinh.

- Một số hình thức dạy học ngoài lớp và ngoại khoá:

* Tham quan địa lý:

Nếu buổi tham quan được ghi trong chương trình thì gọi là dạy học ngoài lớp; nếu không ghi trong chương trình thì gọi là hình thức ngoại khoá.

* Vai trò, ý nghĩa:

+ Mở rộng và hoàn thiện tri thức cho học sinh. Nó giúp cụ thể hoá những kiến thức đã học được trong sách vở, tài liệu, khắc sâu những biểu tượng.

+ Phát huy được tính chủ động sáng tạo, óc thẩm mỹ, hứng thú học tập, nâng cao được hiểu biết về các hoạt động sản xuất của con người.

* Chuẩn bị tham quan:

+ Xác định đối tượng tham quan: Phải dựa vào nội dung chương trình học để xác định đối tượng cho phù hợp: tham quan gì? ở đâu?

+Xác định mục đích tham quan: Để làm gì? + Xác định cách tham quan

* Tiến hành tham quan:

- Tham quan như thế nào để đạt được tốt nhất mục đích đề ra? Phải làm được các yêu cầu: toàn tâm, toàn ý, toàn hoạt động cho cuộc tham quan: để mắt, để chân, để tay, để tâm, để mồm tới đối tượng.

Cụ thể:

+ Quan sát cho nhiều: Dù đang đi hay đã đến đều yêu cầu học sinh phải nhìn, quan sát. Tức là "để mắt" tới.

+ Đi cho nhiều: Muốn quan sát được nhiều thì chân phải đi đến. Tức là "để chân" tới.

+ Suy nghĩ cho nhiều: Tham quan địa lý không phải là để ngắm cảnh mà để "nhận xét" về địa lý. Vì vậy với mọi sự vật, hiện tượng địa lý luôn luôn phải đặt câu hỏi "Tại sao lại như thế"? Tức là "để tâm" tới.

+ Hỏi cho nhiều: Luôn lắng nghe, trao đổi, thảo luận, nếu có vấn đề gì chưa rõ, cần thắc mắc, hỏi cho rõ, tức là "để mồm" tới.

+ Ghi chép nhiều: Trong các cuộc tham quan, luôn mang theo mình sổ, bút, ghi chép đầy đủ những gì nhận thức được. Tức là phải “để tay” tới.

* Viết thu hoạch (sắp xếp tài liệu tham quan):

Những gì quan sát được, học tập được sau buổi tham quan học sinh cần viết lại thành 1 bản báo cáo, có thể giáo viên nhận xét, đánh giá, có thể mang ra trao đổi dưới hình thức thảo luận.

- Những mẫu vật thu thập được, cần phân loại vì lưu trữ để phục vụ cho học lý thuyết.

* Khái niệm: Khảo sát địa phương là khảo sát, nghiên cứu nhằm giải thích những sự vật, hiện tượng và quá trình địa lý (cả mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội) hiện có hoặc đang xảy ra trong phạm vi địa phương.

- Địa phương: Được hiểu là khu vực đất đai xung quanh khu vực trường đang đóng hoặc đơn vị lãnh thổ hành chính trong đó có địa điểm trường đóng.

* Vai trò của khảo sát địa phương:

+ Giúp học sinh hiểu rõ về thực tế địa phương (những khó khăn, thuận lợi), làm cho các biểu tượng, các khái niệm địa lý thêm sinh động, làm cơ sở để hình thành các biểu tượng tưởng tượng.

+ Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và địa phương.

* Muốn thực hiện tốt khảo sát địa phương giáo viên cần:

+ Nắm vững các điều kiện địa lý của địa phương: tự nhiên, kinh tế - xã hội, các ngành trọng điểm.

+ Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học vào việc khảo sát, củng cố những kiến thức thực tế để bổ xung cho bài giảng lý thuyết.

* Các cách tiến hành khảo sát địa phương:

+ Thực địa.

+ Điều tra, tìm hiểu qua nhân dân địa phương

- Nghe báo cáo: Đây là một cách khảo sát địa phương rất thường gặp, thường sử dụng cho những buổi khảo sát đông người. Người báo cáo phải là người có chuyên môn, có hiểu biết về một lĩnh vực nào đó. Các thông tin được báo cáo cũng cần được ghi chép đầy đủ.

+ Sử dụng tài liệu: Có vai trò rất quan trọng trong khảo sát địa phương, vì các số liệu, biểu bảng, tranh ảnh được lưu trữ bao giờ cũng có độ chuẩn và tính chính xác, rất cần thiết khi viết các báo cáo, bảng thu hoạch về quá trình khảo sát địa phương. Dựa vào các tài liệu sưu tầm được có thể phân tích để rút ra những nhận xét cần thiết.

* Tổ chức khảo sát địa phương: Gồm có 3 bước:

+ Chuẩn bị: Thời gian, địa điểm, những dụng cụ cần mang. + Khảo sát: Gồm các cách như trên.

+ Tổng kết: Viết báo cáo, nhận xét về những kết quả thu được, những hạn chế.

* Các hoạt động ngoại khoá còn bao gồm:

- Tổ chức câu bạc bộ: + Kể chuyện địa lý. + Hỏi đáp về địa lý.

+ Giới thiệu các địa danh nổi tiếng. + Thi vẽ, điền bản đồ...

- Tổ chức triển lãm:

+ Trưng bày các mẫu vật, tranh ảnh, hình vẽ về địa lý. + Các sách, tài liệu địa lý.

+ Trưng bày các đồ dùng trực quan tự tạo.

- Tổ chức cắm trại, du lịch: Rất bổ ích trong việc dạy học địa lý, giúp tăng cường khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá các hiện tượng địa lý.

 Dù là các hình thức nào, thì các hoạt động ngoại khoá về địa lý cũng cần đảm bảo:

+ Phù hợp với hoàn cảnh học tập của học sinh (thời gian, vật chất). + Có sự kết hợp chặt chẽ với hoạt động nội khoá.

+ Buổi hoạt động ngoại khoá được tiến hành có tổ chức, có kỷ luật. + Cần có sự giúp đỡ của giáo viên, nhà trường, địa phương, nơi đến.

Một phần của tài liệu Đề cương môn học lý luận dạy học địa lý nguyễn phương liên (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)