Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh

Một phần của tài liệu Đề cương môn học lý luận dạy học địa lý nguyễn phương liên (Trang 27 - 28)

địa lý, học sinh luôn phải phân tích những mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội, giữa các yếu tố thành phần của tự nhiên, giữa tự nhiên với các hoạt động sản xuất của xã hội. Qua đó giúp học sinh nhận thức được tính khách quan của các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Những nhận thức đó dần dần sẽ trở thành niềm tin và thế giới quan của học sinh.

- Bồi dưỡng cho học sinh phẩm chất, đạo đức của người công dân, người lao động mới, lòng yêu nước, tự hào dân tộc qua ý thức, qua hành động và qua thái độ đối với một vấn đề nào đó.

4.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh sinh

- Thực chất đòi hỏi có sự kết hợp tối ưu giữa vai trò chủ động lĩnh hội tri thức của người học với vai trò chỉ đạo, hướng dẫn quá trình dạy học của người dạy, phê phán cách dạy theo hướng cổ điển đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ máy móc quá nhiều sự kiện.

- Muốn đảm bảo nguyên tắc này thì:

+ Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ mục đích học tập của mình. + Có sự ưu tiên của tư duy so với trí nhớ: làm cho học sinh biết tự giác nắm tài liệu theo một trình tự logic chặt chẽ.

CÂU HỎI

1. Theo ý kiến của anh (chị) thì nguyên tắc nào có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc dạy học địa lý? Tại sao?

2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức có mâu thuẫn với nhau không? Chúng thể hiện thế nào trong việc dạy - học địa lý.

Chương 5

Một phần của tài liệu Đề cương môn học lý luận dạy học địa lý nguyễn phương liên (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)