Phương pháp diễn giảng

Một phần của tài liệu Đề cương môn học lý luận dạy học địa lý nguyễn phương liên (Trang 53 - 54)

Giáo viên liên tục dùng lời để trình bày về một vấn đề nào đó, trong quá trình đó không có sự tham gia của học sinh. Học sinh nghe, ghi nhớ, ghi chép cả nội dung và có thể ghi nhớ cả phương pháp (cách) thể hiện.

- Trong quá trình giảng giáo viên có thể sử dụng nhiều thao tác, yếu tố, như: so sánh, phân tích, lập luận, khái quát, mô tả... mục đích làm cho người nghe tin vào những điều mình nói.

- Quy trình:

+ Giáo viên giới thiệu tên bài (vấn đề) và ghi lên bảng.

+ Thông báo dàn ý (những nội dung sẽ trình bày) trong khoảng thời gian...

- Yêu cầu: Trình bày rõ, thông tin chính xác, chậm để học sinh có thể ghi và theo dõi. Những ý chính nên nhấn mạnh. Khi trình bày phải bao quát được tình hình của lớp, khả năng, thái độ tiếp thu của học sinh.

- Vai trò của phương pháp này: kiến thức được trình bày hoàn chỉnh, sâu, rộng, tiết kiệm được thời gian (trình bày được nhiều vấn đề trong khoảng thời gian ngắn). Học sinh học tập, phát triển được khẩu ngữ qua cách giảng của giáo viên học tập được cách lập luận vấn đề.

- Nhược điểm:

+ Ít có hứng thú với học sinh, đặc biệt là học sinh nhỏ tuổi. + Phải theo dõi liên tục, hệ thống mới nắm bắt được vấn đề. - Nên vận dụng:

+ Các buổi nói chuyện, học chính trị với học sinh lớn, sinh viên và cán bộ.

+ Một số bài học trong sách giáo khoa có dung lượng kiến thức lớn, nội dung có tính chất lý luận chính trị: Tình hình chính trị - kinh tế xã hội trong những thập kỷ hiện nay có nhiều biến động (lớp 11); đặc điểm nổi bật của nền kinh tế hiện đại (lớp 11), các bài học chuyên đề...

Một phần của tài liệu Đề cương môn học lý luận dạy học địa lý nguyễn phương liên (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)