- Tính hệ thống của môn học địa lý được phản ánh trong hệ thống kiến thức, kỹ năng của chương trình và sách giáo khoa địa lý dùng trong nhà trường phổ thông.
- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục nên hệ thống tri thức địa lý trong nhà trường phổ thông không nhất thiết phải đúng như trình tự của hệ thống khoa học địa lý.
- Nội dung tri thức địa lý trong nhà trường phổ thông được quy định theo một hệ thống nhất định thì việc dạy học địa lý buộc phải tuân theo nguyên tắc đó. Để đảm bảo nguyên tắc này, trong dạy học địa lí, giáo viên cần: nghiên cứu chương trình, SGK ở lớp đang dạy, lớp trước, lớp sau và các môn học có liên quan.
- Việc nắm vững tri thức khoa học cần phải có sự liên hệ với thực tiễn: Mọi khoa học đều là kết quả của nhận thức của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn. Đối với môn địa lý, thực tiễn trước hết là đường lối, và các chủ trương chính sách xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Thực tiễn còn là những diễn biến xảy ra trong đời sống kinh tế - xã hội trên thế giới và ở nước ta mà chúng ta thu được qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu khai thác và tích luỹ được nhiều kiến thức thực tiễn thì việc dạy - học địa lý sẽ thuận lợi, sâu sắc và vững chắc hơn nhiều.
- Liên hệ dạy học với thực tiễn cần được thực hiện theo 2 chiều: Thực tiễn bổ sung cho nội dung dạy học thêm phong phú. Nội dung địa lý (kiến thức địa lý) phong phú lại là điều kiện tốt để cho học sinh vận dụng tri thức vào cuộc sống.
Muốn vậy, phải rèn luyện, nắm vững các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết như: kỹ năng sử dụng bản đồ, kỹ năng quan sát, nhận xét, rút ra quy luật.