a. Kế hoạch dạy học toàn năm: là việc làm hết sức cần thiết của mỗi người giáo viên, nó giúp giáo viên có thể chủ động được thời gian, ý định dạy học, đồng thời đáp ứng được một cách tốt nhất những quy định, yêu cầu chung của Bộ Giáo dục.
- Khi xây dựng kế hoạch dạy học toàn năm, giáo viên cần chú ý + Nghiên cứu chương trình, nội dung SGK của lớp mình sẽ dạy.
+ Nghiên cứu bảng phân bố thời gian và chỉ thị hướng dẫn thực hiện chương trình của Bộ (nghiên cứu phân phối chương trình).
+ Xác định những kỹ năng cần rèn luyện trong quá trình dạy. + Dự kiến và chuẩn bị các phương tiện dạy học.
+ Xác định nội dung giáo dục thích hợp qua từng bài.
- Trong các trường phổ thông hiện nay có lịch báo giảng. Đó là sự cụ thể hoá kế hoạch dạy học toàn năm đến từng ngày.
b. Kế hoạch dạy học từng bài (giáo án)
- Là kế hoạch làm việc thầy và trò trong suốt tiết học theo những mục đích và yêu cầu đã định sẵn. Muốn có 1 bài giảng tốt, đầy đủ trước hết phải có giáo án tốt. Một giáo án được chuẩn bị tốt sẽ giúp người giáo viên vững vàng, chủ động được kiến thức trong mọi tình huống lên lớp.
- Khi soạn giáo án phải nắm được tinh thần chung của toàn bộ chương trình và phải có sự thống nhất với kế hoạch dạy học toàn năm.
- Khi soạn giáo án bao giờ cũng phải chú ý tới mối quan hệ giữa mục đích, nội dung, phương pháp, phân tích theo cả chiều ngang và chiều dọc.
Theo chiều ngang M N PP PT
Theo chiều dọc M1 N1 PP1 PT1
Nghĩa là: Ở từng đơn vị kiến thức phải xác định được mục đích, phương pháp, phương tiện cho phù hợp và việc phân chia thành các mục đích từng phần phải phục vụ cho mục đích chung, nhiệm vụ từng phần phục vụ cho nhiệm vụ chung.
- Cấu trúc giáo án gồm các bước sau: I. Mục tiêu
1. Về kiến thức 2. Về kỹ năng
3. Về thái độ tình cảm II. Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới
4. Củng cố 5. Dặn dò
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
- Để soạn giáo án, đầu tiên giáo viên cần phải nắm vững được toàn bộ chương trình địa lý mình sẽ dạy.
+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa các giáo trình
+ Đọc nhiều lần nội dung bài sẽ soạn, xác định nội dung chính, nội dung phụ, những kiến thức tương tự học sinh đã được học ở lớp trước.
+ Soạn thành giáo án
- Có nhiều kiểu mẫu giáo án khác nhau, có kiểu giáo án 3 cột, 2 cột nhưng phổ biến nhất hiện nay là kiểu giáo án 2, 3 cột.
Kiểu 2 cột
Nội dung Phương pháp
- Những kiến thức cơ bản, trọng tâm
- Những hoạt động của giáo viên và học sinh
- Một số kiến thức phụ, mở rộng Kiểu 3 cột
Nội dung chính Nội dung phụ Phương pháp
- Những KT chính, cơ bản
KT bổ sung, mở rộng - Có thể ghi vắn tắt: đàm thoại, giảng giải.
- Hoặc ghi rõ câu hỏi, trả lời của giáo viên và học sinh
- Một giáo án tốt là cơ sở để có 1 giờ giảng tốt, song nhờ vậy chưa đủ, mà yếu tố quyết định đến sự thành công của giờ giảng còn là sự chuyển tải nội dung của giáo án và bài giảng. Đó chính là sự linh hoạt, khéo léo của giáo viên trong việc sử dụng các phương pháp dạy học và những kinh nghiệm của người giáo viên trong việc xử lý các tình huống cụ thể trong giờ học.
- Như vậy: Để có 1 giờ giảng tốt cần phải có: Giáo án tốt + phương pháp tốt + kinh nghiệm tốt + sự hỗ trợ của phương tiện dạy học.