Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 26)

a) Doanh số Cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản cho vay trong năm, thể hiện khả năng thu hút khách hàng và khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng. Nếu hiệu quả cho vay được nhìn nhận trên hai phương diện là khả năng cho vay và khả năng thu hồi vốn vay thì doanh số cho vay nhiều và có tốc độ tăng trưởng cao mới chỉ cho thấy Ngân hàng có khả năng thu hút khách hàng, khả năng luân chuyển vốn tốt, nhưng chưa nói lên được khả năng thu hồi các khoản cho vay đó. Doanh số cho vay cao mới chỉ đảm bảo cho sự mở rộng về tín dụng cho ngân hàng.

b) Doanh số Thu nợ

Chỉ tiêu này phản ánh lượng Vốn mà Ngân hàng đã thu hồi được trong một kì cho vay (theo tháng, quý hay năm). Chỉ tiêu này cũng phản ánh tình hình thu nợ trong kì của Ngân hàng, thông qua đó đánh giá được công tác thu hồi nợ của Ngân hàng có sát sao, hiệu quả hay không, có gặp những vướng mắc gì không. Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết ghi trong hợp đồng tín dụng. Doanh số thu nợ cao thể hiện khả năng thu hồi nợ từ các khoản cho vay là tốt, tăng thu nhập cho Ngân hàng và đảm bảo mục tiêu hoạt động an toàn của Ngân hàng, đồng thời nâng cao được hiệu quả cho vay của ngân hàng.

c) Dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn mà khách hàng còn nợ Ngân hàng ở một thời điểm nhất định (Dư nợ mang tính thời điểm, còn Doanh số cho vay lại mang tính thời kì). Tốc độ tăng trưởng Dư nợ phản ánh quy mô hoạt động cho vay của Ngân hàng được mở rộng hay thu hẹp, có hiệu quả hay kém hiệu quả. Nhìn vào Cơ cấu Dư nợ sẽ biết được khách hàng chiến lược, khách hàng tiềm năng, thế mạnh cho vay, rồi những hạn chế cần khắc phục trong cho vay của Ngân hàng. Dư nợ cho vay đối với DNVVN phản ánh quy mô hoạt động cho vay đối với đối tượng này. Để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với

DNVVN, vừa phải dựa vào Dư nợ cho vay DNVVN, vừa phải so sánh Dư nợ cho vay đối với các đối tượng khác và so với toàn bộ Dư nợ của Ngân hàng. Nếu Dư nợ cho vay DNVVN ở mức cao và có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định chứng tỏ Ngân hàng ngày càng đáp ứng tốt và nhiều hơn nhu cầu vay vốn của DNVVN, theo đó nâng cao được hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN nói riêng và hoạt động cho vay nói chung.

d) Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng và không được gia hạn nợ. Khi một món nợ không trả được vào kì hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng tín dụng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / ∑ Dư nợ

Nếu như chỉ tiêu Dư nợ phản ánh quy mô hoạt động cho vay của Ngân hàng mở rộng hay thu hẹp, thì chỉ tiêu Nợ quá hạn và Tỷ lệ Nợ quá hạn phản ánh chất lượng của việc mở rộng hay thu hẹp cho vay là tốt hay xấu.

Theo quy định của NHNN, tỷ lệ nợ xấu chỉ được phép dưới 3%. Trong đó, bao gồm :

• Nợ xấu:

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định 18/2007/ QĐ – NHNN, ngày 25/4/2007, nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu / ∑ Dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Nợ xấu ở mức cao cho thấy công tác tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát nợ kém, khả năng thu hồi nợ giảm xuống, hiệu quả cho vay vì thế mà cũng bị suy giảm.

Việc theo dõi và quan tâm tới nợ nhóm 2 cũng là một yêu cầu cấp thiết, giúp cảnh báo sớm những rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Nợ nhóm 2 là nhóm nợ cần chú ý, có thời gian quá hạn dưới 90 ngày hoặc đánh giá theo tỷ lệ tổn thất giá trị nợ gốc, mức độ suy giảm khả năng trả nợ. Cần theo dõi, phân tích những nguyên nhân làm gia tăng nợ nhóm 2, để sớm có biện pháp xử lý, tránh dẫn đến hệ lụy nợ xấu cho Ngân hàng.

e) Vòng quay vốn Tín dụng

Công thức xác định Vòng quay vốn tín dụng thực tế :

VTDTT = Doanh số trả nợ trong kì / Mức Dư nợ bình quân trong kì Khi thực hiện cho vay theo hạn mức, Ngân hàng không quy định cụ thể thời hạn nợ mà chỉ yêu cầu đối tượng vay vốn phải thực hiện được đúng vòng quay vốn tín dụng mà họ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nếu vòng quay vốn tín dụng được đảm bảo, thì khả năng thu hồi gốc và lãi của Ngân hàng là cao. Ngược lại, nếu thực hiện không đúng, hoặc bên vay sử dụng vốn vay sai mục đích, không có hiệu quả hoặc không tích cực trả nợ, có dấu hiệu chây ỳ thì hiệu quả cho vay của Ngân hàng khi đó sẽ thấp, khả năng không thu hồi được nợ là khá cao.

Để đối mặt, giải quyết và ngăn chặn tình trạng này, khi vào mỗi cuối quý, Ngân hàng sẽ tiến hàng tính vòng quay Vốn tín dụng, nếu như vòng quay vốn tín dụng thực tế nhỏ hơn vòng quay vốn tín dụng ghi trên hợp đồng thì sẽ xem như Doanh nghiệp (bên vay) trả nợ không đúng hạn, do đó phải chịu tiền phạt quá hạn.

f) Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

• Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng đối với DNVVN

Hiệu suất sử dụng vốn = Dư nợ cho vay DNVVN / ∑ Nguồn vốn huy động. Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng đối với DNVVN cho biết cứ 1 đồng vốn huy động được, Ngân hàng sẽ sử dụng bao nhiêu để cho vay DNVVN. Hiệu suất sử dụng vốn càng cao, thể hiện Ngân hàng càng quan tâm và ưu tiên cho vay đối với đối tượng là các DNVVN. Mặt khác, nếu tỷ lệ này quá cao thì

rủi ro cho Ngân hàng cũng theo đó mà tăng lên. Vì vậy, việc mở rộng Dư nợ đối với các DNVVN cần có biện pháp kiểm tra, giám sát, thẩm định, quản lý chặt chẽ, phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban liên quan để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng, duy trì và nâng cao được hiệu quả cho vay của Ngân hàng.

• Tỷ lệ Lợi nhuận từ cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tỷ lệ Lợi nhuận từ cho vay DNVVN = Lợi nhuận từ cho vay DNVVN/

∑Dư nợ cho vay DNVVN

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời từ hoạt động cho vay DNVVN, theo đó chỉ tiêu này càng cao thì Lợi nhuận từ cho vay DNVVN đóng góp vào Lợi nhuận của Ngân hàng càng lớn và thể hiện hiệu quả cho vay DNVVN càng tốt. Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động mang lại thu nhập lớn cho Ngân hàng, nên thông qua chỉ tiêu Lợi nhuận từ cho vay DNVVN không những đánh giá được hiệu quả của hoạt động cho vay DNVVN mà còn đánh giá được cả chất lượng của hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng.

1.3.3> Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả Cho vay 1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng

a) Chính sách tín dụng và quy trình cho vay

Chính sách tín dụng bao gồm các quy định về giới hạn cho vay đối với từng

khách hàng, đối với nhóm khách hàng ; quy định về thời hạn cho vay, TSĐB của khoản vay, các khoản phí dịch vụ, hình thức xử lý nợ có vấn đề, nợ quá hạn, nợ xấu và những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động tín dụng.

Quy trình cho vay là trình tự thực hiện việc cấp tín dụng theo các nguyên tắc, thủ tục của Ngân hàng, phải tuân thủ các quy định của pháp luật và chính sách cho vay của Ngân hàng nhà nước.

Chính sách tín dụng nếu như thể hiện được sự ưu tiên đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ: ưu tiên về lãi suất hoặc phí tín dụng, quy trình cho vay đơn giản,

thuận tiện cho khách hàng thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng hơn, qua đó khả năng mở rộng cho vay sẽ tăng lên, doanh số cho vay, dư nợ cho vay gia tăng, hiệu suất cho vay của ngân hàng đối với DNVVN và các đối tượng khác cũng đồng thời được cải thiện.

Bên cạnh đó trong quy trình cho vay, các cán bộ tín dụng phải thu thập tốt thông tin về dự án (phương án) vay vốn, cơ chế, chính sách của ngành, của Nhà nước liên quan đến dự án (phương án) sản xuất kinh doanh, phải sàng lọc, xử lý và tổng hợp tốt thông tin có được, từ đó có cơ sở đánh giá, phân tích, kết luận chính xác về khách hàng. Nếu quy trình cho vay chặt chẽ, thực hiện đúng chuẩn, nghiêm túc thì sẽ hạn chế được các rủi ro, hạn chế nợ xấu cho Ngân hàng, đồng thời nâng cao được hiệu quả cho vay.

b) Tình hình huy động Vốn của Ngân hàng

Việc Ngân hàng huy động được bao nhiêu nguồn vốn từ bên ngoài sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đến hiệu quả cho vay. Nếu nguồn vốn của Ngân hàng dồi dào, thủ tục cho vay không quá chặt chẽ, khó khăn, DNVVN sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận vốn của Ngân hàng

Ngân hàng cũng cần phải chứng minh với khách hàng về uy tín và trình độ phát triển của mình thông qua các sản phẩm bổ trợ cho hoạt động tín dụng như thanh toán, tài trợ thương mại, chuyển tiền…Bên cạnh đó cũng cần phải nhấn mạnh đến hoạt động Marketing Ngân hàng. Thông qua hoạt động này, các Ngân hàng sẽ giới thiệu, quảng bá và đưa sản phẩm: thanh toán, thẻ, sổ tiết kiệm, các hình thức khuyến mãi hấp dẫn đến tận tay với khách hàng. Hoạt động Marketing hiệu quả sẽ giúp Ngân hàng mở rộng thị phần, khả năng huy động vốn tăng cao, đồng thời tăng uy tín của Ngân hàng.

c) Chất lượng cán bộ tín dụng

Trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, yếu tố con người đóng một vai trò

quan trọng, nó quyết định đến chất lượng dịch vụ,chất lượng cho vay, và hình ảnh của Ngân hàng, từ đó quyết định đến hiệu quả cho vay. Chất lượng cán bộ

tín dụng thể hiện ở các điểm : bản lĩnh kinh doanh, trình độ học vấn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, thu hút khách hàng.

Cán bộ tín dụng nếu như không tự làm chủ được bản thân, không có bản lĩnh chính trị vững vàng, rất dễ rơi vào vòng xoáy sa ngã, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, đến hình ảnh của Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc nắm bắt được các chủ trương chính sách của Nhà nước, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt sẽ giúp cho cán bộ tín dụng đánh giá, phân tích tài chính khách hàng, thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh một cách chính xác, cũng như xử lý tốt các khoản vay trước, trong và sau khi cho vay, qua đó nâng cao được hiệu quả cho vay của Ngân hàng.

d) Hiệu quả hoạt động của cơ quan Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ

Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ phát hiện được những thiếu sót trong quá trình cho vay, mức độ nghiêm chỉnh của việc chấp hành các quy định, thể lệ cho vay của cán bộ tín dụng để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn những rủi ro có thể xảy đến với Ngân hàng.

Giúp Ngân hàng chủ động kiểm soát được tình hình hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toánh của mình. Theo dõi được các giới hạn tín dụng của từng khách hàng một cách chi tiết : giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh, giới hạn kí quỹ… qua đó kiểm soát tốt hoạt động tín dụng.

e) Yếu tố Khoa học công nghệ và cơ sở vật chất của Ngân hàng

Một cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ và tiện nghi sẽ đem lại cái nhìn tích cực,

đầy thiện cảm từ khách hàng, thể hiện được uy tín và khả năng tài chính của Ngân hàng. Trong việc thực hiện thu thâp thông tin tín dụng, xử lí và thực hiện quy trình tín dụng, chính sách cho vay, thì yếu tố khoa học công nghệ có vai trò quan trọng. Nó giúp cho quá trình tìm kiếm thông tin được dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi hơn, giúp cho việc thực hiện các quy trình tín dụng được chính xác hơn, giảm thiểu các sai sót trong quá trình soạn thảo, thư tín ... Đảm bảo được sự liên lạc tốt với hệ thống liên ngân hàng và các chi nhánh ngân hàng.

1.3.3.2. Các nhân tố thuộc về Doanh nghiệp vừa và nhỏ a) Nguồn lực Cơ sở vật chất, Lao động của Doanh nghiệp a) Nguồn lực Cơ sở vật chất, Lao động của Doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp có nguồn lực cơ sở vật chất dồi dào sẽ đáp ứng được những điều kiện vay vốn của Ngân hàng như : giá trị tài sản đảm bảo sẽ cao, theo đó doanh nghiệp có thể vay được nhiều vốn hơn.

Cơ sở vật chất tốt làm cho khả năng khai thác và sử dụng vốn vay của các DNVVN linh hoạt hơn và ít có tình trạng máy móc thiết bị không sử dụng được hoặc nằm im không tham gia vào quá trình sản xuất. Do đó, các DNVVN thường có điều kiện khấu hao máy móc thiết bị để thu hồi vốn, trả nợ vay ngân hàng.

Nguồn lao động đông đảo, trình độ đồng đều và có năng lực sẽ là yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các dự án sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận, đảm bảo nguồn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

b) Tính hiệu quả của Phương án sản xuất kinh doanh

Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh là yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định đồng ý hay từ chối cho vay đối với các khách hàng. Hiệu quả của dự án (phương án) sản xuất kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu doanh thu, lợi nhuận, một trong những nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Nếu dự án sản xuất kinh doanh được đánh giá là có hiệu quả thì khả năng trả lãi và nợ gốc đúng hạn là cao, doanh số thu nợ (của Ngân hàng) được đảm bảo, hạn chế nợ xấu, nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Nếu dự án không hiệu quả, rất khó để được cho vay. Mặc dù có tính linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, không để đồng vốn nằm im, nhưng các DNVVN gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng tốt các điều kiện vay vốn của Ngân hàng. Vì thế nên các doanh nghiệp cần đặc biệt coi trọng tới hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh.

c) Khả năng Điều hành, Quản lý tài chính của Doanh nghiệp

Năng lực quản lý điều hành của chủ Doanh nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng trong việc đánh giá về doanh nghiệp đó.

Khi đã có được một dự án (phương án) sản xuất kinh doanh tốt, thì khả năng điều hành của chủ doanh nghiệp cũng là tiêu chí để thẩm định. Nếu chủ doanh nghiệp quản lý tốt, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi, thể hiện qua việc có được các biện pháp, giải pháp để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, khi đó đồng vốn của Ngân hàng được đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả, Ngân hàng sẽ thu nợ được đúng hạn.

Bên cạnh đó, năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng là yếu tố cần chú ý để đảm bảo khả năng trả lãi và nợ gốc cho Ngân hàng. Khi đã có dự án sản xuất hiệu quả, năng lực quản lý điều hành của chủ doanh nghiệp được đánh giá

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w