Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 33)

a) Môi trường kinh tế- xã hội

Một môi trường kinh tế - xã hội phát triển ổn định, lành mạnh, tình hình

chính trị không có nhiều biến động, bạo loạn, khi đó hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được tiến hành một cách thuận lợi, trong đó hoạt động của các DNVVN sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng. Các Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận cao sẽ giúp cho Ngân hàng thu hồi được Vốn nhanh, tăng thu nhập từ Phí tín dụng, Lãi vay, và nâng cao được hiệu quả cho vay của Ngân hàng.

b) Môi trường pháp luật

Môi trường pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trong trong quá trình hoạt

động cũng như trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, hoạt động tín dụng, nó tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng cho các Ngân hàng hoạt động được an toàn, hiệu quả. Việc hoàn chỉnh các cơ chế, thể lệ tín dụng của ngành Ngân hàng, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, với thực tiễn, với cơ chế thị trường hiện tại là điều kiện tiên quyết trong việc nâng cao hiệu quả cho vay tại

các Ngân hàng. Các cơ chế, thể lệ này không chỉ thực hiện trong ngành Ngân hàng mà còn phải thực hiện đồng bộ ở tất cả các ngành, lĩnh vực khác có liên quan, có như vậy mới tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của các DNVVN nói riêng, và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

c) Chính sách của Nhà nước, Chính phủ

Nếu Nhà nước có các chính sách nhằm phát triển, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN thì việc cho vay DNVVN của các Ngân hàng phải được thực hiện theo đúng chính sách, định hướng cho vay của Nhà nước. Khi đó DNVVN sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng. Việc Nhà nước, Chính phủ ngày càng tạo các điều kiện thuận lợi về thủ tục thành lập, các văn bản hướng dẫn hoạt động, làm cho số lượng các DNVVN gia tăng nhanh chóng, xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, theo đó cơ hội cho vay các DNVVN có phương án (dự án) kinh doanh hiệu quả là rất cao, và cũng làm cho doanh số cho vay, dư nợ cho vay đối với đối tượng này sẽ được mở rộng theo tại các Ngân hàng. Hiệu quả cho vay của Ngân hàng sẽ được nâng cao. Bên cạnh đó cũng phải kể tới yếu tố chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay. Khi nền kinh tế trì trệ, kém phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, khi đó hoạt động cho vay cũng sẽ giảm đi. Nếu Nhà nước, Chính phủ không có các chính sách, biện pháp giải quyết kịp thời thì sẽ làm cho hiệu quả cho vay giảm xuống. Khi nền kinh tế phát triển, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh được mở rộng, nhiều dự án đầu tư, lúc đó hoạt động cho vay sẽ sôi nổi hơn, hiệu quả cho vay được cải thiện.

1.3.4> Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả Cho vay 1.3.4.1. Đối với Ngân hàng

Hiện nay, trong các nghiệp vụ chính của Ngân hàng, thì hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Do đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng :

• Nâng cao hiệu quả cho vay cũng đồng nghĩa với việc mở rộng được thị phần cho vay của Ngân hàng. Cho vay DNVVN mặc dù vẫn còn nhiều rủi ro, nhưng lại đem đến nhiều tiềm năng, cơ hội và lợi nhuận cho Ngân hàng. Mở rộng thị phần giúp Ngân hàng mở rộng các hoạt động dịch vụ khác, tiến tới thay đổi cơ cấu thu nhập của Ngân hàng, theo hướng tăng thu nhập từ dịch vụ.

• Nâng cao tính cạnh tranh của Ngân hàng. Để thu hút được nhiều DNVVN cũng như doanh nghiệp khác đến với mình, Ngân hàng cần đổi mới các chính sách tín dụng, quy trình cho vay đơn giản, thuận tiện hơn, nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn, chặt chẽ và tuân thủ pháp luật, các chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Việc làm này sẽ tạo ra được sự khác biệt cho Ngân hàng.

• Tạo ra được sự tươi mới trong hoạt động của các Ngân hàng. Để nâng cao được hiệu quả cho vay, các Ngân hàng luôn phải chủ động trong việc thực hiện các nghiệp vụ, luôn có thái độ phục vụ, giao tiếp với khách hàng tốt. Đồng thời đẩy mạnh Marketing Ngân hàng, tăng uy tín và chất lượng các món vay.

1.3.4.2. Đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nước, và nước ngoài, đặc biệt trong hoàn cảnh hội nhập nền kinh tế như hiện nay, các DNVVN cần phải đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, trình độ người lao động, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả...Vì thế, nhu cầu vay vốn của DNVVN là rất lớn và cấp thiết. Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay sẽ thúc đẩy Ngân hàng mở rộng cho vay đối với đối tượng này, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, các đối tượng khác nói chung.

Trong quá trình cho vay, Ngân hàng tiến hành theo dõi sát sao và chặt chẽ cũng tạo ra những áp lực cần thiết cho doanh nghiệp khi sử dụng đồng vốn vay, lành mạnh hóa công tác tài chính trong doanh nghiệp mình, tạo sự ổn định trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.

1.3.4.3. Đối với toàn bộ nền kinh tế

• Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, các Ngân hàng phải tăng cường năng lực của mình như : cải thiện chất lượng và trình độ cán bộ, thực hiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cường các dịch vụ marketing ngân hàng.. Qua đó sẽ tự hoàn thiện hình ảnh cũng như uy tín của các Ngân hàng hơn nữa, điều này làm cho hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính -tiền tệ nói chung ngày càng phát triển.

• Nâng cao hiệu quả cho vay sẽ buộc các Ngân hàng phải đi theo đúng định hướng, chính sách phát triển của Nhà nước, bởi vậy sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng trong cả nước, ổn định và tạo sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

• Khi hiệu quả cho vay được nâng cao, sẽ tạo điều kiện cho các DNVVN, và các đối tượng khác mở rộng sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp hóa- hiện đại hóa, tăng đóng góp vào thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết các chính sách kinh tế như : lạm phát, thất nghiệp..

Chương II : Thực trạng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thanh Xuân

2.1> Khái quát quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thanh Xuân

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Thanh Xuân thương Thanh Xuân

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo quyết định số 53/ HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 26/03/1988, khi đó Ngân hàng Công thương được thành lập cùng với các ngân hàng chuyên doanh khác như Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với tên gọi là Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam. Đến ngày 14/11/1990, Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam theo quyết định số 402/CT của hội đồng Bộ trưởng. Ngày 27/03/1993 Thành lập doanh nghiệp Nhà nước có tên là Ngân hàng Công thương Việt Nam theo quyết định số 67/QD-NH5 của Thống đốc NHNN VIệt Nam.

Là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, Vietinbank có tổng tài sản chiếm hơn 25 % thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của Vietinbank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20% /năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước.

Đây là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên Ngân hàng toàn cầu ( SWIFT), Tổ chức phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế, tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thanh Xuân

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước ta, các dịch vụ

Ngân hàng cũng không ngừng được mở rộng và ngày càng hoàn thiện hơn. Nhằm thực hiện chiến lược lâu dài là mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh, NH TMCP Công Thương Việt Nam đã liên tục mở rộng thêm các Chi nhánh mới tại những địa bàn mang tính trọng điểm. Ngày 22/4/1997 NH TMCP CT Việt Nam công bố quyết định số 17/HĐQT - QĐ của Chủ tịch Hội đồng quản trị NH TMCP CT Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh NH TMCP CT Thanh Xuân trực thuộc Chi nhánh NH TMCP CT Đống Đa trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Thượng Đình và chính thức đi vào hoạt động, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ngay từ những ngày đầu bước vào hoạt động, Chi nhánh NH TMCP CT Thanh Xuân đã gặp vô vàn khó khăn, điều này đã tác động không nhỏ đến quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Trụ sở giao dịch của Chi nhánh phải đi thuê với diện tích rất chật hẹp, bộ máy tổ chức chỉ gồm có 4 phòng với 50 CBNV, cán bộ lãnh đạo quản lý phần lớn mới được bổ nhiệm còn thiếu kinh nghiệm, mạng lưới huy động vốn mỏng chỉ có 2 QTK trên 11 phường Quận Thanh Xuân. Bên cạnh đó, thị phần đầu tư và cho vay của Chi nhánh rất hạn chế, đại bộ phận các doanh nghiệp trên địa bàn đã có quan hệ truyền thống với các Ngân hàng khác, gây khó khăn cho Chi nhánh. Và một vấn đề quan trọng khác là mặc dù mới thành lập, còn rất non trẻ nhưng Chi nhánh đã phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt của hàng chục Ngân hàng,

tổ chức tín dụng khác hoạt động trên địa bàn Thủ đô và sự đổi mới của cơ chế thị trường.

Trong quá trình gian nan đó, với việc nhận thức được những thuận lợi, khó khăn, tập thể lãnh đạo Chi nhánh đã đặt ra những nhiệm vụ, bước đi, biện pháp mang tính chiến lược chủ yếu để tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Chi nhánh NH TMCP CT Thanh Xuân từ khi thành lập đến nay đã trải qua hai giai đoạn. Từ khi thành lập 4/1997 đến 2/1999 trực thuộc Chi nhánh NH TMCP CT Đống Đa và từ tháng 3/1999 đến nay là đơn vị thành viên của NH TMCP CT Việt Nam. 12 năm bước vào hoạt động, với chức năng là một Ngân hàng thương mại Quốc doanh, nay là NHTM Cổ phần, được sự chỉ đạo của NH TMCP CT Việt Nam, sự ủng hộ giúp đỡ của Cấp uỷ Chính quyền, các Ban ngành địa phương và với tinh thần trách nhiệm, tập thể Đảng uỷ, Ban giám đốc đã bám sát và tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu, định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, các tổ chức đoàn thể tích cực phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi rộng khắp. Vì thế nên sau 12 năm ra đời và phát triển Chi nhánh NH TMCP CT Thanh Xuân đã đạt được những kết quả tốt đẹp, khả quan và được đánh giá là một trong những đơn vị tiên tiến xuất sắc của hệ thống NH Công thương nói riêng và các NHTM Cổ phần nói chung.

NH TMCP CT Thanh Xuân gồm có 4 phòng và 50 CBCNV năm 1997, và hiện nay đã là 11 phòng ban với hơn 225 cán bộ công nhân viên hoạt động ở tất cả các phòng ban. Trong đó có trên 25 thạc sĩ, 10 tiến sĩ và hơn 207 trình độ đại học còn lại là cao đẳng và trung học. Điều này thể hiện sự phát triển về nguồn nhân lực của chi nhánh, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của chi nhánh cũng như toàn hệ thống Ngân hàng Công thương.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Thanh Xuân

GĐ& PGĐ Khối Kinh doanh Khối Dịch vụ Khối quản lý rủi ro Khối hỗ trợ Khối CNTT Phòng KH Số 1 Phòng KH Số 2 Phòng KH cá nhân Phòng Thanh toán XNK Phòng Thẻ Phòng Quản lý rủi ro Phòng Kế Toán Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tổng hợp Phòng Tiền Tệ &Kho quỹ Phòng Thông tin&Điện toán

+ Giám đốc chi nhánh là người có quyền quyết định mọi hoạt động của chi nhánh và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

+ Phòng kế toán:

Đây là phòng nghiệp vụ thực hiện trực tiếp các giao dịch với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, quản lý tài chính, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, tiến hành xử lý hạch toán các giao dịch, quản lý và chịu trách nhiệm với các giao dịch trên máy và quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và NH TMCP CTVN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.

+ Phòng kho quỹ: thực hiện điều chuyển tiền mặt trong hệ thống Ngân

hàng Công thương, tiến hành thu chi tiền mặt, là nơi lưu trữ và cất giữ các giấy tờ có giá như séc trắng, thẻ tiết kiệm, sổ đỏ, và các giấy tờ có giá của khách hàng.

+ Phòng Khách hàng Số 1 và Số 2

- Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là

các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NH TMCP CTVN. Trực tiếp quảng cáo, giới thiệu, tiếp thị và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các DNVVN và doanh nghiệp lớn.

- Nhiệm vụ:

Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các DNVVN, doanh nghiệp lớn.

Thực hiện việc tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NH TMCP CTVN: tín dụng đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ ngân hàng điện tử...Làm đầu mối giới thiệu các sản phẩm và bán cho DNVVN, doanh nghiệp lớn.

 Thực hiện thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo qui định của NH TMCP CTVN. Thực hiện các nhiệm vụ tín dụng và xử lý giao dịch: nhận và xử lý đơn

đề nghị xin vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác, thẩm định dự án, khách hàng và phương án vay vốn, các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền. Đồng thời đưa ra các đề xuất chấp thuận, từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định, kiểm tra giám sát chặt chẽ khách hàng sau khi đã cấp tín dụng, phối hợp chặt chẽ với các phòng ban liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w