Nâng cao chất lượng Thẩm định dự án và khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 81 - 82)

Thẩm định dự án, khách hàng là một công đoạn quan trọng trong quy trình tín dụng, trước khi đi đến quyết định cho vay của Ngân hàng. Nâng cao chất lượng Thẩm định dự án và khách hàng rất cần thiết để nâng cao được hiệu quả cho vay của Ngân hàng.

Trước hết, Ngân hàng cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống mạng thông tin nội bộ theo hướng nâng cao chất lượng hệ thống và các tiện ích để các bộ phận của Ngân hàng có thể chia sẻ, sử dụng thông tin, trao đổi thông tin với nhau một cách tiện lợi, nhanh chóng. Các bộ phận tín dụng, quản lý tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng có thể cung cấp cho nhau những thông tin có giá trị. Bộ phận tín dụng và quản lý tín dụng ở hội sở chính có thể dễ dàng nắm bắt tình hình của Chi nhánh. Việc hoàn thiện hệ thông thông tin nội bộ sẽ giúp cho việc tìm kiếm, thu thập các thông tin về dự án (phương án) sản xuất kinh doanh, về khách hàng sẽ nhanh chóng, chuẩn xác. Các cán bộ tín dụng cần phải không ngừng nâng cao trình độ của mình, bởi đa phần đều tốt nghiệp các trường kinh tế nên kiến thức về kĩ thuật, xây dựng còn chưa nhiều. Ngân hàng phải luôn có sự thay đổi, tích cực áp dụng các phương pháp Thẩm định mới, hiện đại trên cơ sở tham khảo, học hỏi các Ngân hàng khác trong cùng hệ thống và các Ngân hàng tiên tiến trên thế giới.

Nâng cao nghiệp vụ đánh giá khách hàng: theo quy định, các khách hàng khi đến vay vốn tại Ngân hàng đều phải gửi đến Ngân hàng báo cáo tài chính

qua các năm để chứng minh tình hình tài chính, năng lực pháp lý cũng như nguồn lực của khách hàng. Cán bộ tín dụng sẽ căn cứ vào đó để đánh giá một cách tổng quát khả năng tài chính, khả năng trả nợ và nguồn trả nợ của khách hàng, bên cạnh đó xác định được mức độ uy tín của khách hàng để có thể duy trì mối quan hệ với khách hàng đó.

Ngoài ra, để xác minh thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải thu thập thêm thông tin từ nhiều kênh khác, qua xác minh thực tế tại cơ sở, qua việc tìm hiểu những người vay vốn và cả những bạn hàng của họ nữa. Bên cạnh đó còn phải tiến hành kiểm tra thêm tình hình tín dụng trước đây của khách hàng qua trung tâm lưu trữ thông tin, xếp hạng tín dụng khách hàng, như vậy mới có thể nắm bắt, hiểu rõ cặn kẽ khách hàng của mình. Nếu không, việc ra quyết định trong điều kiện thiếu thông tin hay thông tin không chính xác có thể gây ra những hệ lụy xấu cho Ngân hàng đồng thời ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w