Đối với Chính phủ, Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 84 - 85)

Nhà nước, Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho DN VVN,

đặc biệt ưu tiên với các doanh nghiệp mới thành lập. Bằng cách, Nhà nước có thể bảo lãnh cho các doanh nghiệp này tiếp nhận được nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng, hoặc kêu gọi, đề nghị các thành phần kinh tế khác đầu tư vào. Song song với đó Nhà nước cần thực hiện hỗ trợ đào tạo thêm cho các DNVVN về

công nghệ, kinh nghiệm, trình độ tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng cán bộ cho DNVVN…

• Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa các cơ sở, thủ tục pháp lý thuận lợi để Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được với các nguồn vốn vay của Ngân hàng và tổ chức tín dụng. Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản pháp luật để tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng cho các DNVVN có điều kiện phát huy nội lực, cũng như tận dụng được mọi nguồn lực nhàn rỗi khác trong nền kinh tế. Cùng với đó là sự thành lập, cho ra đời nhiều hơn nữa các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN. Với hình thức này, các DNVVN có dự án khả thi có thể vay vốn tín dụng ngân hàng mà có thể không cần phải có tài sản thế chấp, giúp DNVVN mở rộng được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

• Nhà nước cần có các biện pháp để phát huy tốt vai trò kiểm toán của Kiểm toán nội bộ bằng cách nâng cao vai trò, phối hợp đồng bộ hoạt động giữa kiểm toán nội bộ với các loại hình kiểm toán khác. Tiến hành cụ thể hóa chuẩn mực kiểm toán sao cho phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 84 - 85)