Chiến lược nâng cao hiệu quả cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 78 - 79)

• Trong năm 2010, nền kinh tế được dự báo là vẫn phải đối mặt với những khó khăn như : lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế thế giới vẫn còn..Tốc độ tăng trưởng tín dụng vì thế cũng sẽ không quá cao so với 2009. Các Ngân hàng vì thế sẽ vẫn quan tâm nhiều hơn đến những khách hàng truyền thống của mình, sau đó là ưu tiên xem xét cho vay đối với những đối tượng được sự hỗ trợ từ Chính phủ, từ các tổ chức tín dụng có uy tín như IMF, ADB… Bên cạnh là việc thực hiện đa dạng hóa khách hàng cho vay.

• Thực thi các chính sách lãi suất cho vay, phí suất tín dụng linh hoạt và phù hợp với từng khách hàng, từng khoản vay. Điều này là thực sự cần thiết trong hoàn cảnh cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gắt gao, quyết liệt hơn.

• Đa dạng hóa các hình thức Tài sản đảm bảo, linh động và có những ưu đãi về các hình thức đảm bảo. Chấp nhận cả những TSĐB có giá trị thấp. Khi tiến hành giám sát trong quá trình cho vay, Ngân hàng cần có những phương pháp quản lý hiệu quả, có những chính sách linh hoạt, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.

• Đa dạng hóa các hình thức cho vay. Trước nhu cầu vốn ngày càng cấp thiết của DNVVN và các loại hình Doanh nghiệp khác, Ngân hàng cần có các biện pháp để mở rộng, tìm kiếm các hình thức, phương thức cho vay mới, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế như : Cho vay dựa trên các khoản phải thu của doanh nghiệp, Cho vay thông qua việc mua lại các khoản phải thu.. Qua đó, góp phần nâng cao được uy tín cũng như doanh số cho vay, hiệu quả cho vay của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 78 - 79)