Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 62 - 64)

Nhìn vào bảng 2.12: tình hình kiểm soát Nợ xấu của chi nhánh là rất tốt. Nếu như trong năm 2007, Nợ xấu đối với DNVVN là 5,76 tỷ đồng, chiếm 1,14 % trên tổng Dư nợ cho vay đối với DN VVN – một tỷ lệ vừa phải, thì sang đến năm 2008 và năm 2009, tỷ lệ này là 0, tức là không có nợ xấu. Kết quả trên đạt được là do Chi nhánh đã đề ra và thực hiện kịp thời nhiều biện pháp thiết thực để hạn chế tình trạng Nợ xấu, như kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay gắt gao hơn, thẩm định trước khi cho vay chặt chẽ hơn... Bên cạnh đó, những yếu tố kinh tế làm cho hoạt động sản xuất của DNVVN gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự cố gắng kiểm soát tình hình của Chi nhánh và bản thân DNVVN nên các khoản nợ được thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Một kết quả rất đáng khích lệ đối với phòng Khách hàng Số 1.

Bảng 2.12: Tình hình Nợ quá hạn của DNVVN

Đơn vị: tỷ đồng

Dư nợ cho vay đối với DN VVN 507,288 319,865 348,589 Nợ nhóm 2 Tỷ trọng 1,217 0,24 1,8 0,56 1,4 0,4 Nợ xấu Tỷ trọng (%) 5,76 1,14 % 0 0 0 0

Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ từ 2007 – 2009 phòng Khách hàng Số 1

Nợ nhóm 2 gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Qua bảng 2.12 cho thấy, tỷ lệ Nợ nhóm 2 có xu hướng giảm xuống, mặc dù năm 2008 có tăng lên 0,583 tỷ so với năm 2007, nhưng sang đến năm 2009 đã giảm xuống, nợ nhóm 2 năm 2009 chỉ còn 1,4 tỷ đồng. Tỷ trọng Nợ nhóm 2 trên tổng Dư nợ cho vay DNVVN có sự tăng lên vào năm 2008, từ 0,24% năm 2007, lên 0,56% năm 2008, và đến năm 2009 đã giảm xuống chỉ còn 0,4% cùng với sự giảm đi của Dư nợ cho vay DNVVN. Điều này cho thấy Ngân hàng đã có những biện pháp để nhanh chóng giảm Nợ nhóm 2 xuống, không để dẫn tới hệ lụy Nợ xấu trong 2 năm 2008, 2009.

Ngoài ra, thực hiện đối chiếu tình hình nợ quá hạn đối với việc cho vay các DN VVN so với nợ quá hạn của cả chi nhánh thấy :

Bảng 2.13: Tỷ trọng Nợ quá hạn cho vay DNVVN so với Nợ quá hạn của cả Chi nhánh

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009

∑ Nợ quá hạn 12,283 0

Nợ quá hạn đối với DN VVN

Tỷ trọng (%)

0,325

3,18

0

0

Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ từ 2007 – 2009 phòng Khách hàng Số 1

Theo bảng 2.13, Nợ quá hạn đối với việc cho vay DNVVN chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với tổng Nợ quá hạn của toàn chi nhánh, chỉ chiếm 3,18% năm 2008 và sang đến năm 2009, Nợ quá hạn đối với cho vay DNVVN và tổng Nợ quá hạn của cả Chi nhánh đã không có.

Như vậy, có thể thấy rằng, vấn đề cần thiết hiện nay là Chi nhánh cần giảm tiếp Nợ nhóm 2 và tỷ trọng Nợ nhóm 2 trong Dư nợ cho vay DNVVN. Công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng và phương án kinh doanh cần được tiến hành một cách chặt chẽ hơn để có thể phát hiện kịp thời vấn đề có thể phát sinh của các khoản tín dụng. Cán bộ tín dụng cũng cần đi sâu đi sát khách hàng hơn nữa để tìm hiểu được nguyên nhân vì sao khách hàng lại chậm trả như vậy, nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Và để có thể hạn chế được rủi ro nợ xấu phát sinh của các khoản tín dụng cần phải chú ý đến nợ nhóm 2, sớm thực hiện phân tích nguyên nhân và có các biện pháp xử lí tín dụng ngay từ đầu, không để có thời gian quá hạn, dẫn đến hệ lụy nợ xấu gây ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w